Trung Nguyên công bố bà Diệp Thảo không còn là cổ đông

Danh sách cổ đông mới tại các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên hoàn toàn không còn tên bà Lê Hoàng Diệp Thảo với tư cách là cổ đông công ty.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên vừa phát đi thông báo, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán chênh lệch cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo . Ông Vũ đã chính thức sở hữu toàn bộ cổ phần tại các công ty trong Tập đoàn Trung Nguyên.

Theo thông tin từ Báo Lao Động, Tập đoàn Trung Nguyên đã hoàn thành văn bản, thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các tỉnh và thành phố gồm TP.HCM, Bình Dương, Bắc Giang, Đắk Lắk, Đắk Nông để thông báo thay đổi thông tin cổ đông theo quyết định của tòa án và danh sách cổ đông mới tại các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên, hoàn toàn không còn tên bà Lê Hoàng Diệp Thảo với tư cách là cổ đông của công ty. 

Trong bản án phúc phẩm ngày 5/12/2019, tuyên giao cho ông Vũ sở hữu toàn bộ cổ phần tại các công ty trong Tập đoàn Trung Nguyên. Giao cho ông Vũ sở hữu toàn bộ cổ phần của ông Vũ và bà Thảo trong các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên.

  Tập đoàn Trung Nguyên thông báo bà Lê Hoàng Diệp Thảo không còn là cổ đông của công ty.

Tập đoàn Trung Nguyên thông báo bà Lê Hoàng Diệp Thảo không còn là cổ đông của công ty.

Đến ngày 13/1, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM xác nhận ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã nộp đủ số tiền hơn 1.190 tỷ đồng nói trên tại Cục Thi hành án dân sự TP HCM. Cùng ngày, Cục Thi hành án dân sự TP HCM nhận được công văn yêu cầu hoãn thi hành án qua đường bưu điện do Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, yêu cầu hoãn thi hành án phần tài sản "để có thời gian xem xét, giải quyết đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm theo đơn đề nghị của bà Lê Hoàng Diệp Thảo".

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã thi hành xong nghĩa vụ thanh toán chênh lệch cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo trước khi Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.

Tập đoàn Trung Nguyên cho rằng, yêu cầu hoãn thi hành án của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến các nội dung đã được thi hành án cũng như tiến trình thực hiện các thủ tục chuyển lập danh sách cổ đông mới hoàn toàn không còn tên bà Lê Hoàng Diệp Thảo. 

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại tòa hồi tháng 8/2019.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại tòa hồi tháng 8/2019.

Cũng theo đại diện của tập đoàn Trung Nguyên, ngày 1/1/2020, Cục thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh có văn bản xác nhận ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã nộp đủ số tiền 1.190.677.619.855 đồng. Ông Vũ đã hoàn thành xong nghĩa vụ thanh toán chênh lệch tài sản cho bà Thảo. 

Trước đó, chiều 5/12, TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên án công nhận thuận tình ly hôn giữa vợ chồng bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.  

Ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự giao cho bà Thảo nuôi 4 người con, ông Vũ cấp dưỡng mỗi năm 10 tỉ đồng tính từ năm 2013 đến khi các cháu học xong đại học.

Đối với tài sản tranh chấp, tòa phúc thẩm giao cho ông Vũ sở hữu toàn bộ số sổ phần chung của hai vợ chồng trong các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên - tương đương 5.365 tỉ đồng. Ông Vũ có quyền liên hệ Sở Kế hoạch Đầu tư các tỉnh có trụ sở của các công ty để thay đổi tên người sở hữu – tức ông Vũ tiếp tục giữ quyền điều hành Tập đoàn Trung Nguyên. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ có trách nhiệm thanh toán chênh lệch tài sản cho Bà Lê Hoàng Diệp Thảo. 

Đối với 13 bất động sản, tòa ghi nhận sự thoả thuận của hai bên, giao cho ông Vũ sở hữu 6 nhà đất đang quản lý, trị giá hơn 350 tỉ đồng. Bà Thảo sở hữu 7 nhà đất trị giá hơn 375 tỉ đồng bao gồm căn nhà trên đường Tú Xương - nơi bà và các con sinh sống. Bà Thảo tiếp tục sở hữu số tài sản khoảng hơn 1.700 tỉ đồng là tiền, vàng, ngoại tệ tại các ngân hàng. 

Theo Vnexpress, bà Thảo đơn phương xin ly hôn năm 2015, sau hơn 20 năm chung sống với ông Vũ và có 4 con. Hồi cuối tháng 3, TAND TP HCM tuyên họ ly hôn, ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên về việc chia bất động sản, giao các con cho bà Thảo nuôi dưỡng, ông Vũ cấp dưỡng 10 tỷ đồng mỗi năm. Đối với tài sản còn lại, tòa tuyên ông Vũ được sở hữu 60%, nắm quyền điều hành Trung Nguyên và trả lại bà Thảo bằng tiền tương ứng với số cổ phần bà sở hữu.

Cho rằng tòa "thiên vị ông Vũ", bà Thảo kháng cáo đề nghị hủy bản án sơ thẩm, xin được đoàn tụ với chồng. Phía ông Vũ cũng kháng cáo, đề nghị cấp phúc thẩm chia phần tài sản chưa thỏa thuận theo tỷ lệ ông Vũ 70%, bà Thảo 30%. VKS kháng nghị chỉ ra nhiều vi phạm của tòa sơ thẩm, đề nghị hủy toàn bộ bản án.

PV (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương