Trung Quốc phát hiện chủng virus cúm mới ở heo có thể gây "đại dịch"

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện một loại cúm heo mới có khả năng gây ra "đại dịch". Virus cúm này xuất hiện gần đây ở heo nhưng có thể lây nhiễm cho người.

Virus cúm heo mới được đặt tên là G4 EA H1N1, có nguồn gốc di truyền từ chủng cúm H1N1 gây ra đại dịch năm 2009.

Nhóm nghiên cứu (gồm các nhà khoa học của các trường ĐH Trung Quốc và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) cho biết, virus cúm heo G4 mới có thể thích nghi, lây truyền từ heo sang người và gây ra dịch bệnh toàn cầu, báo The Guardian đưa tin.

Theo các nhà khoa học, loại virus này là sự kết hợp của 3 chủng cúm, 1 chủng từ các loài chim có nguồn gốc từ châu Âu và Á, chủng cúm gây ra dịch cúm heo H1N1 vài năm 2009 và cúm Bắc Mỹ có gen từ virus cúm gia cầm, người và heo.

Năm 2011-2018, các nhà khoa học đã lấy 30.000 mẫu gạc mũi của heo trong các lò mổ ở 10 tỉnh tại Trung Quốc và tại 1 bệnh viện thú y. Từ đó, họ phân lập được 179 virus cúm heo. Phần lớn trong số virus này có một loại mới được phát hiện nhiều ở lợn từ năm 2016. Kết quả thử nghiệm cho thấy G4 có khả năng lây nhiễm cao, sao chép trong các tế bào của người và gây triệu chứng nghiêm trọng hơn ở chồn sương so với các loại virus khác.

Mẫu gạc từ 30.000 con heo Trung Quốc trong hơn 7 năm đã tìm thấy sự gia tăng của một loại virus cúm biến chủng từ 3 loại virus khác. 
Mẫu gạc từ 30.000 con heo Trung Quốc trong hơn 7 năm đã tìm thấy sự gia tăng của một loại virus cúm biến chủng từ 3 loại virus khác. 

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau, trong đó có thí nghiệm trên cả chồn sương - loài được sử dụng trong nghiên cứu về cúm bởi có các triệu chứng tương tự như người, chủ yếu là sốt, ho và hắt hơi.

Qua quan sát, so với các virus khác, chủng G4 cho thấy có khả năng lây nhiễm cao, phân tách trong các tế bào và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn ở chồn sương. 

Các thử nghiệm cũng cho thấy, bất kỳ cá nhân nào có miễn dịch với cúm mùa đều không được bảo vệ khỏi G4. 

Các xét nghiệm máu cho thấy có các kháng thể được tạo ra khi tiếp xúc với virus, với 10,4% người lao động làm việc liên quan tới lợn đã bị nhiễm bệnh. Xét nghiệm cũng cho thấy có khoảng 4,4% dân số nói chung dường như bị phơi nhiễm. 

Do đó, mối lo ngại chính của các nhà khoa học là virus truyền từ động vật sang người nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy nó có thể truyền từ người sang người

Các nhà nghiên cứu đang tiến hành lấy mẫu máu từ heo tại một trang trại ở Trung Quốc để tiến hành xét nghiệm.
Các nhà nghiên cứu đang tiến hành lấy mẫu máu từ heo tại một trang trại ở Trung Quốc để tiến hành xét nghiệm.

Các nhà nghiên cứu viết: "Điều đáng lo ngại là sự lây nhiễm virus mới thích ứng và tăng nguy cơ xảy ra đại dịch ở người". Các nhà nghiên cứu sợ rằng nó có thể đột biến hơn nữa, dẫn đến lây lan dễ dàng từ người sang người và gây ra sự bùng dịch toàn cầu, theo Người Lao Động.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu kêu gọi nhà chức trách địa phương đưa ra các biện pháp khẩn cấp để giám sát những người làm việc ở trại nuôi heo, lò giết mổ. Bởi vì chủng cúm heo này mới, con người có thể có ít hoặc không có khả năng miễn dịch với virus.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng, virus cúm heo G4 này khả năng cũng tương tự như virus SARS-CoV-2 đã lây lang từ dơi sang người. Hiện tại, cả thế giới đã ghi nhận hơn 10 triệu người nhiễm COVID-19, trong đó có ít nhất 500.882 người tử vong. Trong số các ca nhiễm, có hơn 5,1 triệu ca hồi phục, theo Business Insider.

PHƯỢNG LÊ (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương