TS. Trần Thị Ngọc Dung và ứng dụng công nghệ Nano bạc vào đời sống

Những ngày gần đây, khi chỉ số bụi mịn PM2.5 trong không khí tại Hà Nội ở mức báo động khi lên tới 111,3 µg/m3, cao gấp 4,5 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và 11,1 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc trang bị cho người thân và chính mình một chiếc khẩu trang thật tốt là điều vô cùng cần thiết.

Bằng sự quan sát nhạy bén kết hợp với những kiến thức khoa học, TS. Trần Thị Ngọc Dung – Trưởng phòng Công nghệ thân môi trường (Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã ứng dụng kết quả của các công trình nghiên cứu về Nano bạc để tạo ra những sản phẩm mang lại lợi ích lớn trong đời sống. Và chiếc khẩu trang nano bạc, là một trong những thành công của chị.

TS. Trần Thị Ngọc Dung – Trưởng phòng Công nghệ thân môi trường (Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
TS. Trần Thị Ngọc Dung – Trưởng phòng Công nghệ thân môi trường (Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Câu chuyện về chiếc khẩu trang nano bạc đã vượt qua hàng loạt các dự án khác, trở thành ứng viên sáng giá trong dự án đầu tư về bảo vệ môi trường của một tổ chức phi chính phủ của Vương quốc Bỉ. Khi hồ sơ về dự án của chị Dung được đặt lên bàn của các nhà tài trợ, ông điều phối viên trưởng của dự án đã thích thú thốt lên rằng: “Tôi thích cái này. Tôi thích cái này. Cái này Việt Nam đang rất cần…”.

Chị Dung chia sẻ: “Tôi là phụ nữ nên trong đầu không tránh khỏi việc mắm muối tương cà. Từ việc chăm sóc gia đình, tôi đã hình thành ý tưởng nghiên cứu trong những nhu cầu thường ngày của cuộc sống”.

"Bạc là kim loại có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất trong tự nhiên. Bởi vậy, mặc dù kiến thức sơ khởi, nhưng cha ông xưa đã sử dụng kim loại này một cách rất hiệu quả trong việc chữa bệnh và phòng độc. Đây cũng là lý do, chị dành hơn 10 năm theo đuổi các công trình nghiên cứu về nano bạc, chỉ sau vài năm khi vật liệu nano được thế giới tìm ra" - Chị Dung chia sẻ.

Điểm nổi bật cũng như là khác biệt hoàn toàn với các sản phẩm khẩu trang khác trên thị trường của khẩu trang Nano Bạc Dr Fresh chính là thiết kế của sản phẩm. Với thiết kế độc đáo có thêm một lõi lọc có chứa Nano Bạc và than hoạt tính, ngoài công dụng lọc sạch không khí, ngăn bụi, khử mùi chống mốc… khẩu trang than hoạt tính Nano Bạc Dr Fresh còn có thể diệt khuẩn, ngăn ngừa cúm A/H1N1, H5N1, SARS, Lao…

Ứng dụng công nghệ Nano Bạc để tạo ra khẩu trang Nano Bạc Dr Fresh
Ứng dụng công nghệ Nano Bạc để tạo ra khẩu trang Nano Bạc Dr Fresh

Bằng cách lắp lõi lọc vào giữa khẩu trang qua khoe mở ở phía tai và sử dụng, các hạt Nano Bạc sẽ len lỏi, thu hút, ngăn cản cũng như tấn công và tiêu diệt các tế bào của chúng. Hạt Nano bạc sẽ chuyển động cắt đứt DNA, RNA của virus, sau đó phá vỡ màng tế bào vi khuẩn, vi nấm; sau đó liên kết với các protein trong tế bào và thoát ra ngoài khiến vi khuẩn, vi nấm bị tiêu diệt; sau đó các protein tự bị phân hủy trả lại hạt nano bạc ban đầu.

Khẩu trang có thể làm sạch bằng cách đem giặt thông thường. Khi giặt vỏ khẩu trang cần tháo lõi lọc ra. Lõi lọc có thể sử dụng liên tục trong vòng 1 năm.

Tiếp nối chiếc khẩu trang nano bạc, một loạt những sản phẩm nghiên cứu và ứng dụng vật liệu nano của TS. Ngọc Dung đã có mặt trên thị trường như: dung dịch vệ sinh phụ nữ, nước súc miệng, băng bỉm vệ sinh trẻ em, người lớn, dung dịch làm sạch vết thương, khăn giấy ướt, quần áo kháng khuẩn...

Diệu Thuần (Tổng hợp)

Tiến sĩ 10 năm nghiên cứu vi khuẩn ăn thịt người Whitmore

Tiến sĩ 10 năm nghiên cứu vi khuẩn ăn thịt người Whitmore

Năm 2010, với tấm bằng tiến sĩ trong tay, Nguyễn Thành Trung quay trở về Việt Nam với mong muốn theo đuổi các nghiên cứu về Whitmore.