Vì sao Bắc Hàn không có trường hợp nhiễm virus corona nào, dù các nước láng giềng đều có?

Trên thực tế, mọi quốc gia và lãnh thổ trong bán kính 1.500 dặm của Triều Tiên đều xác nhận trường hợp nhiễm bệnh, nhưng Triều Tiên thì không

Hai tháng kể từ khi coronavirus bùng phát ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc,  gần như mọi quốc gia ở Đông Á đều đã xác nhận các ca dương tính với loại virus này. chỉ duy nhất Triều Tiên dường như vẫn là ngoại lệ.

Trên thực tế, mọi quốc gia và lãnh thổ trong bán kính 1.500 dặm của Triều Tiên, ngoại trừ Mông Cổ dân cư thưa thớt, đều đã xác nhận những trường hợp nhiễm viruscorona.

Rất nhiều người đưa ra thắc mắc: Không rõ làm thế nào Bắc Hàn có thể tránh được virus. 

Nước này chưa công khai thừa nhận bất kỳ bệnh nhân coronavirus nào, nhưng Nam Sung-wook, giáo sư tại Đại học Hàn Quốc, trước đây từng là người đứng đầu một dự án do Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) điều hành, cho biết rất có thể ai đó ở miền Bắc Hàn - đất nước 25 triệu dân - đã bị nhiễm bệnh, tuy nhiên thông tin về dịch bệnh ở đất nước này đang hoàn toàn được giữ kín.

Nam nghi ngờ một bệnh nhân Trung Quốc có thể đã lây nhiễm một người nào đó từ Bắc Triều Tiên qua biên giới chung của họ, nhưng điều nỳ chưa được xác thực.

"Nhiều khu vực Trung Quốc gần biên giới Bắc Triều Tiên, như Đan Đông và Thẩm Dương, đã xác nhận hàng loạt các bệnh nhân lây nhiễm. Khoảng 90% thương mại của Bắc Triều Tiên là giao dịch với Trung Quốc và cư dân của hai nước có sự giao tiếp, qua lại rất lớn", Nam nói với CNN.

Mặc dù không công khai thừa nhận bất kỳ trường hợp nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh nào, Triều Tiên vẫn minh bạch một cách rõ ràng về những nỗ lực chống lại virus này. Có vẻ như đất nước này đang thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch bệnh rất nghiêm ngặt, theo những tin tức từ nhà nước KCNA.

Nhân viên kiểm dịch trong thiết bị bảo vệ được chụp hình tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng vào thứ Bảy.
Nhân viên kiểm dịch trong thiết bị bảo vệ được chụp hình tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng vào thứ Bảy.

Triều Tiên hiện tại đã đóng cửa biên giới với tất cả khách du lịch nước ngoài, hầu hết là người Trung Quốc, như một biện pháp phòng ngừa, theo một công ty du lịch điều hành các tour du lịch trong nước cho biết. Trong quá khứ, Bình Nhưỡng đã làm điều tương tự trong đại dịch Ebola năm 2014.

Vào ngày 30 tháng 1, hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin rằng các nhà chức trách đã tuyên bố "tình trạng khẩn cấp của tiểu bang" và các trụ sở chống dịch bệnh đang được thành lập trên khắp đất nước. Hôm thứ Hai, KCNA cho biết tất cả những người nhập cảnh vào nước này sau ngày 13 tháng 1 đều bị đặt dưới sự "giám sát y tế".

KCNA cũng có báo cáo rằng các quan chức y tế của Triều Tiên đã thiết lập một "hệ thống vận chuyển mẫu thử nghiệm toàn quốc" và có khả năng chẩn đoán kịp thời các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, một số chuyên gia trao đổi với CNN rằng họ nghi ngờ về mục đích của việc thử nghiệm này của Bình Nhưỡng. Và với một đất nước "kín như bưng" như Triều Tiên, khả năng cả thể giới sẽ khó tìm hiểu được biện pháp phòng ngừa thực sự hiệu quả trong việc phòng tránh dịch bệnh của đất nước này. 

Các nhân viên y tế sàng lọc nhiệt độ của người nước ngoài sử dụng các thiết bị hình ảnh nhiệt trong khu vực ngoại giao của Bình Nhưỡng hôm thứ Hai.
Các nhân viên y tế sàng lọc nhiệt độ của người nước ngoài sử dụng các thiết bị hình ảnh nhiệt trong khu vực ngoại giao của Bình Nhưỡng hôm thứ Hai.

Triều Tiên được coi là một trong những quốc gia bí mật và kín đáo nhất thế giới, bất cứ thông tin nào về mọi thứ từ lãnh đạo cao nhất của nước này dưới thời lãnh đạo Kim Jong Un đến cuộc sống hàng ngày bên ngoài thủ đô Bình Nhưỡng đều hầu như khó có thể lọt ra ngoài.

Trong khi hầu hết các quốc gia công bố các cuộc gặp gỡ cấp cao của chính phủ, thì Triều Tiên thường không có bất kì thông tin nào - các chuyên gia thường được yêu cầu điều tra thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước và các nguồn bên ngoài để tìm manh mối.

Trong lịch sử, Triều Tiên đã từng giấu kín số người chết trong nạn đói tàn phá những năm 1990. Chỉ đến khi các chuyên gia công bố con số theo nghiên cứu cá nhân và chính những người bỏ trốn khỏi đất nước vào thời điểm đó đã chia sẻ những câu chuyện khủng khiếp về cái chết và sự sống còn, thì thế giới mới ước tính được con số thực tế là khoảng 2 triệu người đã bị chết đói vào thời điểm đó.

"Bắc Triều Tiên có nguồn cung cấp thuốc cơ bản hạn chế đến mức các quan chức y tế công cộng phải tập trung vào y tế dự phòng. Họ hầu như không được trang bị đầy đủ để đối phó với bất kỳ loại dịch bệnh nào", Jean Lee, giám đốc của Quỹ Hyundai Motor-Korea Trung tâm Lịch sử Hàn Quốc tại Trung tâm Woodrow Wilson có trụ sở tại Washington cho biết.

Một số bác sĩ đã trốn khỏi Bắc Hàn trong những năm gần đây đã nói về điều kiện làm việc tồi tệ và thiếu hụt mọi thứ, từ thuốc men đến các điều kiện chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người dân.

Choi Jung-hun, một cựu bác sĩ ở Bắc Triều Tiên đã trốn khỏi đất nước này vào năm 2011, cho biết khi anh giúp chống lại dịch sởi năm 2006 đến 2007, Triều Tiên không có nguồn lực và cơ sở vật chất để thực hiện kiểm dịch và cách ly trong nhiều ngày.

Ông kể lại rằng sau khi xác định các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, bệnh nhân được được chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở kiểm dịch để theo dõi.

"Vấn đề ở Triều Tiên là không có đủ điều kiện chăm sóc người bệnh. Khi không có đủ thực phẩm cung cấp cho người dân tại các bệnh viện và cơ sở kiểm dịch, mọi người đã trốn đi để tìm kiếm thức ăn", Choi nói.

Một cuộc khủng hoảng sức khỏe, nhưng là một cơ hội chính trị

Lee, người trước đây làm việc cho Associated Press và đã mở văn phòng của tờ báo ở Bình Nhưỡng, cũng nói rằng, dịch bệnh có thể phục vụ nhiều mục đích chính trị cho chế độ của chủ tịch Kim, bao gồm việc anh ta có thêm thời gian để lên kế hoạch cho các cuộc đàm phán hạt nhân tiếp theo với Hoa Kỳ.

"Chúng tôi đang chứng kiến Triều Tiên sử dụng coronavirus như một cơ hội để rút lui khỏi sự cô lập tự áp đặt vào thời điểm nhạy cảm về chính trị", ông Lee nói. "Kim Jong Un cần thời gian để hiệu chỉnh lại chiến lược và bộ máy nội bộ về các cuộc đàm phán hạt nhân."

Virus này cũng mang lại cho Bình Nhưỡng một cái cớ mới để thắt chặt hơn nữa biên giới và biện minh cho những hạn chế xã hội hà khắc mà hầu hết người dân Bắc Triều Tiên đang áp dụng, Lee nói. Người dân Triều Tiên có thể bị trừng phạt nghiêm khắc vì chỉ trích gia đình Kim và chế độ cầm quyền. Mọi người hầu hết không thể truy cập internet hoặc bất kỳ thông tin nào từ thế giới bên ngoài nếu chưa được sự kiểm duyệt của nhà nước.

Phần lớn người dân Bắc Triều Tiên cũng không được tự do di chuyển và phải được sự cho phép của chính phủ để đi đến các tỉnh khác. Họ hầu như rất ít khi được ra nước ngoài.

Người Bắc Triều Tiên đi thuyền trên sông Yalu, sông biên giới chia sẻ với Trung Quốc, tại Thanh Thành, Bắc Triều Tiên khi nhìn từ bên kia biên giới vào ngày 29 tháng 4 năm 2019, tại Đan Đông, Trung Quốc.
Người Bắc Triều Tiên đi thuyền trên sông Yalu, sông biên giới chia sẻ với Trung Quốc, tại Thanh Thành, Bắc Triều Tiên khi nhìn từ bên kia biên giới vào ngày 29 tháng 4 năm 2019, tại Đan Đông, Trung Quốc.

Đối với những người có thể di chuyển, thì việc vận chuyển là rất khó khăn. Triều Tiên không được kết nối bằng đường bộ, và hầu hết công chúng đều di chuyển dựa vào hệ thống đường sắt rất rối loạn và vô chủ, những chuyến đi ngắn một vài trăm dặm có thể mất vài giờ hoặc thậm chí vài ngày.

Việc đóng cửa biên giới có thể gây ra những hậu quả ngoài ý muốn. Nền kinh tế của Bắc Triều Tiên phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc, vì hầu hết các quốc gia khác sẽ không giao dịch với Bình Nhưỡng do các lệnh trừng phạt quốc tế.

Đóng cửa biên giới có thể dẫn đến việc cách ly đất nước khỏi huyết mạch kinh tế của nó, Evans Revere, cựu trợ lý bộ trưởng ngoại giao Đông Á và Thái Bình Dương và cố vấn cao cấp hiện tại của Tập đoàn Albright Stonebridge nói.

"Sự bắt buộc phải đóng cửa biên giới sẽ có tác động kinh tế nghiêm trọng đối với Triều Tiên. Vì các lệnh trừng phạt quốc tế, áp lực của Mỹ và không có bất kỳ viện trợ đáng kể nào đến từ ROK (Hàn Quốc), Triều Tiên thậm chí sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, "Revere nói trong một email. "Với việc đóng cửa biên giới, Bình Nhưỡng có lẽ đang hoảng loạn vào lúc này."

Nhưng những hạn chế về du lịch cũng là một trong những yếu tố có lợi vào thời điểm này, theo quan điểm y tế công cộng.

"Triều Tiên có hệ thống kiểm soát tốt nhất trên thế giới", Choi, một cựu bác sĩ của Triều Tiên nói.

"Tốt nhất là Triều Tiên nên thực hiện hạn chế các liên hệ xã hội và du lịch trong khu vực vì họ đã thực hành điều đó trong 70 năm. Đặc biệt là cần thực hiện chặt chẽ hơn vào lúc này. Vì vậy, biện pháp này sẽ hữu ích cho họ để ngăn chặn virus lây lan rộng hơn. "

LA (theo CNN)

Ngoài 'Hạ cánh nơi anh', đây là những bộ phim về quân nhân Bắc Hàn không nên bỏ qua

Ngoài "Hạ cánh nơi anh", đây là những bộ phim về quân nhân Bắc Hàn không nên bỏ qua

Ngoài Hạ cánh nơi anh, Hàn Quốc còn từng rất thành công với việc xây dựng hình ảnh quân nhân Bắc Hàn gây ấn tượng với khán giả.