Vì sao giá thịt gà giảm sâu trong khi thịt bò và thịt lợn tăng mạnh?

Trong khi người chăn nuôi cho rằng do gà đông lạnh nhập về nhiều thì cơ quan chức năng lại cho rằng xuất phát từ nguồn cung tăng khiến giá gà giảm.

Tại thủ phủ chăn nuôi gà Đồng Nai, nhiều chủ trại gà phải đóng trại ngừng nuôi gà vì số lượng quá lớn trong khi khả năng bán giá kém. Ông Nguyễn Văn Khánh (chủ trang trại gà lông trắng ở xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) cho biết, tổng đàn gà gần 8.000 con của ông nếu không bán hết sẽ tương đương với số tiền bị lỗ là hơn 100 triệu đồng.

Số gà bán ra lứa mới nhất là từ 20.000 đến 22.000đ/kg, tuy nhiên so với số gà trước đó có giá 16.000-18.000 đồng/kg.

Giá thịt gà giảm mạnh gây khó khăn cho người nuôi.
Giá thịt gà giảm mạnh gây khó khăn cho người nuôi.

Vào tháng 9 vừa qua, giá gà chỉ rơi vào khoảng 12.000 đồng/kg, thấp 10.000-11.000 đồng/kg so với giá thành chăn nuôi dẫn đến tình trạng lỗ nặng khong có khả năng bù.

Ông Trần Văn Quang - chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Đồng Nai cho biết, khi dịch tả xảy ra số lượng lợn bị tiêu hủy cao, dẫn đến giá thịt heo cũng tăng nhiều. Các địa phương triển khai nuôi các vật nuôi khác trong đó có gà. Thế nhưng khi số lượng hộ dân chuyển sang nuôi gà nhiều thì lại xảy ra tình trạng cung lơn hơn cầu, giá gà lại giảm mạnh. Bộ NN&PTNT thống kê tính đến hết tháng 10, tổng đàn gia cầm của cả nước đã tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Tuy nhiên, người dân nuôi gà vẫn đang ở mức an toàn, người bị thiệt và thua lỗ nhiều nhất là các công ty chăn nuôi đầu tư cho người dân.

Bên cạnh đó lượng gà nhập nhiều trong khi tổng số đàn gà tăng nhanh, riêng tình Đồng Nai đã tăng 3 triệu con so với đợt dịch tả châu Phi xảy ra.

Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, trong tháng 9, Việt Nam nhập khẩu 215.700 tấn thịt gà các loại với kim ngạch đạt hơn 186 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu thịt gà tăng 49% về lượng và tăng 46% về kim ngạch.

Vì sao giá thịt gà giảm sâu trong khi thịt bò và thịt lợn tăng mạnh?

Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ Vũ Mạnh Hùng cho rằng, lượng thịt gà nhập khẩu tăng mạnh là vấn đề lớn với chăn nuôi. Nếu không có các biện pháp điều tiết sẽ làm mất cân đối nguồn cung cầu trong nước. 
Tại Việt Nam thịt nhập khẩu dễ dàng, điều này khiến một số doanh nghiệp gặp khó khăn khi bán cho nước ngoài, ít nhất là phải chuẩn bị từ 3 – 5 năm với quy trình.

"Thời gian qua giá gà trong nước giảm rất thấp mà gà nhập khẩu vẫn tăng, đó là do khâu kiểm soát của chúng ta còn dễ quá" -  ông Hùng nhận định.

Thanh Mai

Nhiều cơ sở văn hóa ở Hà Nội bị 'xẻ thịt' để kinh doanh

Nhiều cơ sở văn hóa ở Hà Nội bị "xẻ thịt" để kinh doanh

Nhiều nhà văn hóa, cơ sở, trung tâm thông tin-truyền thông đang được sử dụng không đúng chức năng khiến nhiều người dân bức xúc.