Xung đột Nga- Ukraina: Mỹ có duy trì được hoạt động của ISS nếu Nga dừng hợp tác?

Việc Mỹ và các nước phương Tây cấm vận Nga do nước này tấn công Ukraina vào hôm 24/2 có thể phá hủy kế hoạch kéo dài thời gian hoạt động của Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và tồi tệ hơn, có thể ISS sẽ phải kết thúc sứ mệnh của mình trước thời hạn.

Nga đe dọa rút khỏi ISS

Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos hôm thứ Ba (1/3) cho biết cơ quan này chỉ có thẩm quyền điều hành ISS trong hai năm nữa và “chúng tôi hoài nghi về thỏa thuận gia hạn thỏa thuận trong điều kiện hiện tại”.

tai-xuong.jpg
Nga đe dọa rút khỏi các chương trình hợp tác với trạm ISS của Mỹ.

Việc Roscosmos rút lui khỏi mối quan hệ đối tác có thể là thảm họa đối với NASA và các tổ chức quốc tế khác, vốn phụ thuộc nhiều vào Moscow trong việc tiếp cận các yếu tố liên quan đến việc thực hiện các thí nghiệm trong không gian, việc tiếp tế cho các phi hành gia, việc cung cấp năng lượng cho ISS và thậm chí là việc ngăn không cho trạm không gian này rơi tự do trở về Trái đất.

Các quan chức và chuyên gia làm việc cho NASA trong thời điểm hiện tại và trước đây đều cho biết, các đối tác còn lại của ISS - bao gồm các cơ quan vũ trụ châu Âu, Nhật Bản và Canada - có thể giữ cho nó hoạt động mà không có Nga. Nhưng nó có thể không xứng đáng với chi phí bỏ ra.

Brian Weeden, một nhà nghiên cứu không gian tại Secure World Foundation, cho biết NASA phải đầu tư thêm tiền để điều đó không xảy ra và cơ quan này cũng không có ý định phá hủy ISS.

NASA đang hy vọng rằng sự hợp tác có từ hơn hai thập kỷ trước có thể sẽ không bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Nga.

Bill Nelson, một thành viên trong ban quản trị của NASA cho biết tại cuộc họp của Hội đồng Cố vấn NASA hôm thứ Ba rằng, Hoa Kỳ đã có “cam kết với bảy phi hành gia và nhà du hành vũ trụ trên ISS”.

Phi hành đoàn mà Bill Nelson nhắc đến bao gồm bốn người Mỹ, hai người Nga và một người Đức đến từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.

Ngoài phi hành đoàn 7 người đang có mặt trên ISS ra, hiện có hai phi hành gia NASA vừa kết thúc khóa huấn luyện tại Roscosmos, ba phi hành gia Nga đang huấn luyện tại NASA và năm phi hành gia NASA dự kiến ​​sẽ bắt đầu đào tạo ở Nga trong tháng này.

Trong khi đó, nhà du hành vũ trụ nữ duy nhất của Nga cũng sẽ lên ISS trong năm nay trên tàu SpaceX’s Dragon - tàu vũ trụ thương mại đầu tiên chở các phi hành gia của tỷ phú Elon Musk.

Ngoài ra, phi hành gia NASA Mark Vande Hei dự kiến ​​sẽ trở về từ trạm ISS vào ngày 30/3 trên tàu vũ trụ Soyuz của Nga. Mark Vande Hei đã phá kỷ lục của Mỹ về sứ mệnh bay trên không gian dài nhất với 355 ngày.

“NASA tiếp tục quan hệ làm việc với tất cả các đối tác quốc tế”, Nelson cho biết hôm thứ Ba.

1200px-progress_m-52.jpg
Tàu vũ trụ của Nga từ lâu làm nhiệm vụ hậu cần cho trạm ISS.

Chính quyền của TT Biden vào tháng 12 đã thông báo rằng, họ muốn kéo dài thời gian tồn tại của ISS đến năm 2030, cho đến khi có một loạt trạm vũ trụ tư nhân đi vào hoạt động.

NASA đã cam kết làm việc với các đối tác quốc tế ở Châu Âu, Nhật Bản, Canada và Nga để cho phép tiếp tục nghiên cứu các được tiến hành trong phòng thí nghiệm quỹ đạo trong phần còn lại của thập kỷ này.

Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, Dmitry Rogozin, người đứng đầu Roscosmos, đã đe dọa cắt đứt quan hệ đối tác.

"Bạn có muốn phá hủy sự hợp tác của chúng ta trên ISS không?”, ông Dmitry Rogozin đe dọa.

Bên cạnh đó, ông Dmitry Rogozin cũng cảnh báo rằng, nếu không có hệ thống vũ trụ của Nga môi trường sống trên quỹ đạo có thể sụp đổ theo đúng nghĩa đen.

"Nếu bạn chặn hợp tác với chúng tôi, ISS có thể trở về trái đất trong tình trạng không thể kiểm soát”, ông nói thêm.

Hôm thứ Ba, Rogozin cảnh báo rằng Roscosmos sẽ “xem xét lại các ưu tiên của mình” và tập trung vào “sự độc lập trong các vấn đề về thiết bị không gian”.

Mỹ phải làm gì để duy trì ISS?

Trong khi đó NASA cho biết sẽ tiếp tục làm việc với tất cả các đối tác quốc tế, bao gồm cả Công ty Không gian Nhà nước Roscosmos nhằm giúp cho các hoạt động an toàn liên tục của ISS.

NASA cũng nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng, các biện pháp trừng phạt kinh tế mới mà Mỹ và phương Tây áp đặt đối với Nga vì hành vi tấn công Ukraina “sẽ tiếp tục cho phép hợp tác không gian dân sự Mỹ-Nga” và “không có thay đổi nào về kế hoạch sự hỗ trợ đối với việc hoạt động trên quỹ đạo và mặt đất”.

Theo một số chuyên gia về hoạt động của ISS, Hoa Kỳ và các đối tác có thể xoay sở mà không có Nga, nhưng việc này có thể phức tạp và tốn kém đến mức không đáng làm.

xs-1-space-high-1495722304170.jpg
Mỹ lên phương án thay thế các tàu vũ trụ của Nga để duy trì hoạt động của ISS.

Ví dụ, một trong những hoạt động mà Nga thực hiện là định kỳ "tăng cường" độ cao của trạm ISS. Điều đó, theo thông lệ được thực hiện bởi tàu vũ trụ vận tải Russia’s Progress.

NASA cũng đang dựa vào Nga để đưa ISS trở lại Trái đất một cách an toàn khi nó hết hạn sử dụng trong những năm tới. Theo kế hoạc, sẽ có 3 tàu vũ trụ của Nga sẽ đưa ISS trở về.

Tàu vũ trụ chở hàng Cygnus của Mỹ, do Northrop Grumman chế tạo, đang trên quỹ đạo và đang được thử nghiệm để xem liệu nó có thể giúp cho ISS tiếp tục hoạt động hay không. Nhưng có một yếu tố phức tạp: Cygnus được phóng trên tên lửa Antares, được chế tạo một phần ở Ukraina.

NASA cũng đang lên kế hoạch để tàu vũ trụ Boeing Starliner có thể thực hiện sứ mệnh này. Nhưng nó đã chậm ít nhất hai năm so với kế hoạch và vẫn chưa thực hiện chuyến bay đầu tiên nào.

Boeing đã hai lần gặp sự cố với tàu vũ trụ có người lái Starliner và sắp tới sẽ có lần thử nghiệm thứ 3.

Tàu vũ trụ SpaceX Dragon của tỷ phú Elon Musk đã chở các phi hành gia đến trạm ISS từ năm 2020, không có động cơ đẩy thích hợp để hoàn thành nhiệm vụ, mặc dù nó có thể được sửa đổi để nâng độ cao của trạm.

Nhật Bản cũng đang chế tạo một phương tiện chở hàng được gọi là HTV-X. Nhưng nó vẫn chưa được thử nghiệm.

Những cả những lựa chọn đó “sẽ là một thay đổi đáng kể đối với cách mọi thứ được thực hiện”, Weeden nói.

Trong khi đó, mô-đun của Nga gắn với trạm được coi là rất quan trọng để giữ cho ISS hoạt động.

falconheavy1-980x724.jpg
Elon Musk cũng tham gia vào dự án này và đã đưa phi hành đoàn lên ISS.

Một câu hỏi lớn nếu Nga rời khỏi trạm ISS vào năm 2024 hoặc thậm chí sớm hơn liệu họ có rút các thành phần của mình, trong đó có các mô – đun đó hay không?

“Liệu người Nga có muốn mang theo một số mô-đun của họ khi họ tách ra không? Họ có làm việc với chúng tôi để tách không? ”, một cựu quan chức chính phủ yêu cầu giấu tên cho biết.

Ông lưu ý rằng, trong trường hợp tac1t ra như vậy, Nga có thể sẽ cần đến sự trợ giúp của một cánh tay robot do Cơ quan Vũ trụ Canada chế tạo.

Cựu quan chức cho biết thêm, chiến lược tốt nhất nếu Nga rút lui có thể là đẩy nhanh kế hoạch thay thế ISS bằng các trạm do tư nhân thực hiện.

“Có lẽ chúng ta phải đẩy nhanh các kế hoạch chuyển đổi”.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương