Vingroup, FLC, Novaland, CEO Group, Capital House…về miền đất hứa với hạ tầng giao thông khởi sắc

Thực tế ghi nhận thời gian qua, những tập đoàn lớn như Vingroup, FLC, Novaland, CEO Group, Capital House… đều mở rộng triển khai dự án tại những thị trường mới như Quy Nhơn (Bình Định), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Vân Đồn (Quảng Ninh), Hải Phòng, Quảng Ngãi, Phú Yên hay khu vực Tây Nguyên… Giai đoạn tới, đây hứa hẹn sẽ là những địa bàn sinh lời hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Số liệu thống kê của các đơn vị nghiên cứu đều cho thấy sự sụt giảm của thị trường bất động sản trong bối cảnh nền kinh tế bị tác động mạnh bởi dịch bệnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng trệ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn; thị trường trầm lắng, các hoạt động đầu tư vào bất động sản cũng trở nên thận trọng hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực bất động sản, trong nguy có cơ, đại dịch ập đến như một “tai họa” đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhưng điểm tích cực của nó chính là tính cách mạng, sự thay cũ đổi mới.

Bởi đây là dịp thị trường được thanh lọc một cách tự nhiên. Các doanh nghiệp muốn trụ lại được cần tìm cách thích nghi trong bối cảnh mới, ứng dụng công nghệ vào vận hành... Những đơn vị kinh doanh yếu kém, làm ăn chộp giật và thiếu bền vững chắc chắn sẽ sớm phải rời khỏi cuộc chơi.

[caption id="" align="alignnone" width="800"]Bất động sản 2021: Hạ tầng đồng bộ dọn đường cho miền đất mới tỏa sáng Ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam[/caption]

Ngoài ra, thay vì đầu tư, đầu cơ, người dân có nhu cầu ở thực nhiều hơn nên các nhà phát triển có thể nghiên cứu xây dựng các dự án ở thực, chất lượng cao, môi trường sống tốt. Tất cả những sự thay đổi đó khiến thị trường tốt lên từng ngày.

Ứng phó với đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần hai vào cuối tháng Bảy, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng đặt ra một vài điểm phong tỏa tại một số địa phương và tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Đại diện cho tiêu dùng tư nhân, sự phục hồi hình chữ V của doanh số bán lẻ cũng là bị trì hoãn. Ngoài ra, du lịch trong nước bị gián đoạn, đè nặng lên sự phục hồi của các dịch vụ liên quan.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, trong bối cảnh thị trường trầm lắng do Covid-19, bất động sản vẫn là kênh thu hút đầu tư lớn nhất, chiếm 34%. Tỷ lệ này áp đảo so với các kênh đầu tư khác như gửi tiền tiết kiệm, vàng hay chứng khoán.

Điều này không khó hiểu bởi với người Việt Nam lâu nay, bất động sản luôn là một kênh tích trữ và đảm bảo giá trị tài sản. Hơn nữa, về yếu tố sinh lợi, trong suốt nhiều năm qua trên thị trường, chưa có cuộc khủng hoảng nào xảy ra khiến bất động sản giảm giá mà ngược lại vẫn tăng đều, bình quân từ 5 - 7%.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, bản thân thị trường bất động sản không gặp khủng hoảng, mà do phải chịu tác động từ bên ngoài khiến thị trường chậm nhịp lại.

“Khi dịch bệnh được kiểm soát, bất động sản sẽ là một trong những lĩnh vực đầu tiên được khôi phục, bên cạnh đó là du lịch, trong đó có du lịch nghỉ dưỡng. Điều này đã được minh chứng sau khi đợt dịch một kết thúc. Hết giãn cách, thị trường đã nhanh chóng khôi phục các giao dịch.

Trong thời gian tới vẫn còn cửa sáng cho thị trường bất động sản nên chúng ta vẫn nên lạc quan”, ông Đính dự báo.

Đồng quan điểm từ góc độ doanh nghiệp phát triển bất động sản, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC cũng từng khẳng định: “Về lâu dài, bất động sản vẫn là kênh hấp dẫn nhất và có khả năng sinh lời cao nhất. Trong thời gian qua, tôi không thấy bất cứ nhà đầu tư nào thua lỗ, nếu thua lỗ chẳng qua là đầu tư theo phong trào… Qua hai làn sóng dịch bệnh, tôi cũng chưa thấy dấu hiệu giảm giá hay bán phá giá nào cả. Bởi vậy, tôi tin rằng thị trường bất động sản sẽ còn rất nhiều lợi thế trong những năm tới”.

Rõ ràng, Covid-19 đã có tác động không nhỏ đến toàn bộ thị trường bất động sản, không chỉ làm thay đổi các bên tham gia vào thị trường từ người mua đến chủ đầu tư hay sàn giao dịch, mà còn hình thành nên những xu hướng đầu tư thể hiện ở một số phân khúc, địa bàn nổi bật.

Xét trên tiêu chí phân khúc, các chuyên gia nhận định, thị trường vẫn tồn tại những điểm sáng đối với bất động sản công nghiệp và logistics, bất động sản du lịch và bất động sản nhà ở.

Còn đánh giá trên tiêu chí khu vực, thị trường tiềm năng, trong khi các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đã có những biểu hiện chững lại và không còn là ưu tiên hàng đầu, thì xu hướng dịch chuyển đầu tư sang những thị trường mới đang gia tăng một cách nhanh chóng, đặc biệt là những nơi có tiềm năng phát triển công nghiệp, du lịch, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng đến các thành phố lớn.

Thêm Vào đó, Việt Nam đang lặng lẽ ‘phi những bước kiệu’ với tốc độ tăng trưởng vẫn tích cực trong năm 2020 và sẽ đạt mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực vào năm 2021, HSBC nhận định.

Ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam: điều kiện pháp lý, ông Bùi Văn Doanh phân tích: “Có thể nói, nhiều địa phương khu vực này đang ở dạng mới thức tỉnh nên khát vốn đầu tư để trỗi dậy về kinh tế. Vì vậy, các cấp chính quyền sẽ mở rộng cửa kêu gọi đầu tư, “trải thảm đỏ” để đón nhà đầu tư.

Chính vì vậy, việc phê duyệt và triển khai dự án sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với hai thị trường đã bão hòa là Hà Nội và TP.HCM. Thực tế cho thấy trong 2 năm qua, ở Hà Nội và TP.HCM có rất ít dự án được phê duyệt.Ngay đến thủ tục hành chính để triển khai dự án cũng sẽ bớt phiền hà hơn. Điều này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm được cả chi phí về tài chính và thời gian, đồng nghĩa với việc đón bắt cơ hội kịp thời hơn”.

Đơn cử như tại Bình Định, theo chia sẻ của ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, để có được những sự phát triển rõ rệt về du lịch và bất động sản trong thời gian qua, tỉnh đã rất trăn trở, tính toán kỹ lưỡng để có những bước đi phù hợp với thị trường.

“Chúng tôi làm đầy đủ, quy hoạch có sự kết nối đồng bộ để các nhà đầu tư yên tâm tham gia thị trường. Về thủ tục hành chính, chúng tôi cũng tính toán để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư phát triển dự án. Trong tương lai, Bình Định sẽ tiếp tục phát triển đô thị ngày một hiện đại hơn”, ông Thanh cho hay.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam Bùi Văn Doanh khẳng định điều kiện kinh doanh tại những thị trường mới nổi cũng sẽ thuận lợi hơn nhiều so với thị trường truyền thống, bởi để mời gọi đầu tư, địa phương sẽ có nhiều ưu đãi về thuế, đất đai… cho các nhà phát triển dự án.

“Đặc biệt, tính cạnh tranh tại các địa phương có thị trường mới nổi sẽ ít khốc liệt hơn, do mới chỉ có ít nhà đầu tư. Mặt khác, cung chưa nhiều nên tính thanh khoản của thị trường cũng cao hơn”, ông Doanh nhấn mạnh.

Các nhà đầu tư luôn quan tâm đến những địa phương bắt đầu có sự đầu tư, phát triển mạnh về kinh tế và giá bất động sản còn ở ngưỡng thấp để về lâu dài đem lại khả năng sinh lời tốt.

Hiện tại Khối Nghiên cứu Kinh tế của HSBC kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 2,6% vào năm 2020 (dự báo trước đây: 3%) đã tính đến tác động âm của làn sóng dịch COVID-19 lần hai.

"Việt Nam là nền kinh tế ASEAN duy nhất mà chúng tôi tiếp tục dự báo có tăng trưởng khả quan trong năm nay. Đối với năm 2021, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi do công nghệ dẫn đầu và dòng vốn FDI rất kiên định. Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 sẽ đạt mức 8,1%", báo cáo của HSBC nhận định.

Kiên Cương 

( Tổng Hợp)

Theo Phụ Nữ Mới