Dịch vụ giao đồ ăn ở Mỹ đang đến hồi kết?

Đã bắt đầu có những nhà hàng bày tỏ sự không hài lòng về tỷ lệ thu phí của các nền tảng giao đồ ăn ở Mỹ.

Trong một lá thư gửi đến các nhà đầu tư trước khi giá cổ phiếu lao dốc vào tuần trước, hãng giao đồ ăn lớn nhất nước Mỹ GrubHub Inc (GRB.N) đã đề cập đến mối quan hệ với các nhà hàng vừa và nhỏ. Hãng này cho rằng có 80% đơn hàng của các nhà hàng phải nhờ đến nền tảng của GrubHub. “Đây là một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, bức thư viết. 

Thế nhưng các nhà hàng không nghĩ vậy. Đã bắt đầu có những nhà hàng bày tỏ sự không hài lòng về tỷ lệ thu phí của các nền tảng giao đồ ăn.

GrubHub là gã khổng lồ trong dịch vụ giao đồ ăn ở Mỹ
GrubHub là gã khổng lồ trong dịch vụ giao đồ ăn ở Mỹ

Hiện thị trường giao đồ ăn ở Mỹ đang nằm trong tay 4 ông lớn là GrubHud, Uber, DoorDash và Postmates.

Mức thu phí của các ứng dụng giao đồ ăn hiện nay trung bình là 30%. Nhưng nhiều nhà hàng vừa và nhỏ ở Mỹ muốn giảm mức phân chia này.

“Họ ghét mối quan hệ với các ứng dụng giao đồ ă” Ben Gaddis, chủ tịch của T3 – một công ty chuyên cố vấn marketing và kỹ thuật cho các chuỗi nhà hàng như Pizza Hut hay Schlotzsky. Các nhà hàng càng nhỏ thì càng lợi nhuận càng bị ảnh hưởng.

Quyết định đầu tư và lĩnh vực giao đồ ăn của Uber không được các nhà phân tích đánh giá cao
Quyết định đầu tư và lĩnh vực giao đồ ăn của Uber không được các nhà phân tích đánh giá cao

Các nền tảng giao đồ ăn đòi hỏi các nhà hàng phải liệt kê chi tiết thực đơn ở trên các trang chủ, nơi mà khách có thể đặt online, cũng giống như đặt phòng khách sạn qua một bên thứ 3. Và nhà hàng phải trả phí cao hơn, nếu họ muốn các món ăn ở vị trí nổi bật khi khách hàng đặt.

“Chúng trở thành những con quỷ”, CEO Bareburger Group Euripides Pelekanos nói về các nền tảng giao đồ ăn. Chuỗi cửa hàng bán bánh burger hữu cơ với 46 chi nhánh ở vùng đông bắc nước Mỹ này hy vọng có thể thoát khỏi các ứng dụng giao hàng vào năm 2020

Vào năm 2017, Bareburger thu được 20 triệu đô từ các đơn hàng đặt qua ứng dụng bên thứ 3, nhưng Pelekanos nói họ cũng phải chi 2,5 đến 3 triệu đô tiền phí.

Chuỗi nhà hàng bán burger hữu cơ Bareburger đang tìm cách thoát khỏi việc phụ thuộc vào các ứng dụng giao đồ ăn từ bên thứ 3
Chuỗi nhà hàng bán burger hữu cơ Bareburger đang tìm cách thoát khỏi việc phụ thuộc vào các ứng dụng giao đồ ăn từ bên thứ 3

 Với kinh doanh nhà hàng, khi phải chi vượt quá 15% tiền thu về thì nghĩa là không lợi nhuận. 

Hơn nữa, các dịch vụ giao đồ ăn hiện tại đang có cạnh tranh quyết liệt. Điều đó cũng khiến các nhà hàng có nhiều lựa chọn hơn.

Tuầntrước, cổ phiếuGrubHub bấtngờ giảm. Kết thúc tuần, cổ phiếu giảm hơn 40% sau bản báo cáo sụt giảm doanh số và cảnh báo nguy cơ cạnh tranh cao từ các đối thủ.

Trong khi đó, báo cáo tài chính thứ Hai vừa qua của Uber cho thấy, họ đang tập trung vào phát triển dịch vụ giao đồ ăn, và doanh thu từ dịch vụ gọi xe đang bị ảnh hưởng.

Việc dàn mỏng hệ thống Uber Eats trên toàn nước Mỹ khiến các nhà phân tích cho rằng gã khổng lồ ngành xe công nghệ đang mạo hiểm vì thị trường giao đồ ăn ở Mỹ quá rủi ro và không bền vững.

“Một số nhà đầu tư vì thế sẽ thích thú với Lyft hơn, và không mặn mà với dịch vụ Eats của Uber – một lĩnh vực mà cạnh tranh quá lớn”, nhà phân tích Ngân hàng Mỹ Justin Post nhận định. Lyft Inc là đối thủ chính của Uber ở Mỹ trong lĩnh vực gọi xe công nghệ.

Dù đang chiếm phần lớn thị trường nhưng GrubHub cũng phải đối mặt với nguy cơ phải giảm mức thu hoa hồng từ mỗi đơn hàng. Hãng này thừa nhận với Reuters rằng tỷ lệ hoa hồng có thể thương lượng tuỳ từng dịch vụ.

GrubHub vẫn cho rằng các nhà hàng cần có ứng dụng của họ, bởi “họ có nhiều đơn hàng hơn với giá cao hơn thông qua nền tảng của chúng tôi mỗi năm”, hãng này nói với Reuters.

“Không chỉ các nhà hàng nhiều đơn hàng hơn, mà mỗi đơn hàng giá trị cũng cao hơn”

Tuy nhiên, sức ép lên các ứng dụng giao đồ ăn tăng khi mà một số nhà hàng đang tự xây dựng các nền tảng đặt hàng riêng. Nhà hàng sẽ tự nắm dữ liệu khách hàng và không phải trả chi phí cao ngất ngưỡng cho ứng dụng bên thứ 3 nữa.

Vào tháng 2, Bareburger cũng đã tự mở ứng dụng riêng thông qua một start up tên Lunchbox. Mỗi chi nhánh của chuỗi nhà hàng này phải trả 759 USD mỗi tháng tiền dịch vụ.  

Ngoài ra, Bareburger cũng ký hợp đồng với công ty vận chuyển Relay để giao đồ ăn và trả 5 USD cho mỗi đơn hàng. Đại diện của Bareburger nói “Tổng chi phí vẫn nhỏ hơn số tiền mỗi tháng mà Bareburger đang phải trả cho các nền tảng bên thứ 3”.

Hiện tại, nhân viên của Bareburger cũng để các tờ rơi quảng cáo trong các đơn hàng sử dụng dịch vụ GrubHub để dần hướng khách hàng đến trang của riêng Bareburger.

Bareburger hiệnvẫn có tầm 80% đơn hàng đặt qua GrubHub, tuy nhiên chuỗi cửa hàng này đã bắt đầu rút dần các chi nhánh ra khỏi nền tảng này. Hãng dự tính sẽ tách hẳn khỏi các dịch vụ bên thứ 3 nếu ít nhất 50% đơn hàng đến từ các nền tảng riêng của họ.

Năm ngoái, 1 nhà hàng đã thử nghiệm không sử dụng dịch vụ giao đồ ăn của GrubHub trong 1 tháng. “Doanh thu giảm, nhưng lợi nhuận vẫn như cũ”, Pelekanos nói.

MN (Theo Reuters)

Uber, Airbnb được xem là ý tưởng điên rồ nhưng trở thành doanh nghiệp tỷ USD

Uber, Airbnb được xem là ý tưởng điên rồ nhưng trở thành doanh nghiệp tỷ USD

Ban đầu khi Uber và Airbnb mới hình thành, nhiều người cho rằng họ không thể phát triển vì thị trường không cần, nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại.