Thị trường nông sản 30/3: Giá lúa gạo, cao su tăng, cà phê, hồ tiêu giảm

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo và cao su tăng mạnh, riêng hồ tiêu và cao su giảm.

Giá cà phê giảm nhẹ

Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 30/3 cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng nay giảm nhẹ 100 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh, thành. 

Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 40.800 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 41.400 đồng/kg. 

Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam hết sức đa dạng trải rộng ở nhiều châu lục. Trong đó, các thị trường lớn có thể kể đến như: Đức, Bỉ, Italy, Nhật Bản, Anh, Mỹ…

Với sự khởi đầu ấn tượng này, cà phê đã vượt qua nhóm hàng rau quả để đứng thứ 3 về quy mô kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp.

istockphoto-919351188-612x612.jpg

Giá cà phê thế giới giao dịch hôm nay trái chiều nhau. Theo ghi nhận Food News giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 5/2022 giảm nhẹ xuống mức 2.125 USD/tấn, giảm nhẹ 0,70% (tương đương 15 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại sàn New York tăng nhẹ lên 215,70 US cent/pound, tăng nhẹ 0,54% (tương đương 1,15 US cent) tại thời điểm khảo sát.

Rabobank dự báo sản lượng Arabica năm nay của Brasil sẽ tăng 31,8% lên 41,1 triệu bao nhờ thời tiết thuận lợi từ đầu năm đến nay.

Các thị trường hàng hóa nói chung tiếp tục dịu bớt trước tin Nga – Ukraine sẽ nối lại đàm phán và hứa hẹn sẽ có những tiến triển tích cực.

Tuy nhiên, giá cả hàng hóa sụt giảm còn do Trung Quốc tiếp tục đóng cửa thị trường Thượng Hải (có thể kéo dài trong 5 – 10 ngày) đã gây ra bất ổn trong việc phục hồi kinh tế của nhà tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới.  Chính làn sóng covid mới ở Trung Quốc đã làm xáo trộn thị trường.

Brasil nhà sản xuất Robusta lớn thứ hai thế giới và Indonesia nhà sản xuất Robusta lớn thứ ba thế giới đang tiến hành thu hoạch vụ mùa mới năm nay và dự kiến sẽ có hàng chào bán ra thị trường vào tháng 4 dương lịch. 

Các nhà quan sát bày tỏ kỳ vọng cấu trúc giá nghịch đảo tại sàn London sẽ sớm được kết thúc.

Giới thương nhân quốc tế cũng bày tỏ quan ngại khi sự kháng giá của nông dân ở nhiều nước sản xuất cà phê sẽ mạnh mẽ hơn do vật tư phân bón cho cây cà phê hiện đã quá đắt đỏ.

Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA) cho biết, xuất khẩu cà phê của quốc gia này trong tháng 2/2022 đã giảm 20% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái. 

Nguyên nhân là do tình trạng hạn hán đã làm giảm sản lượng ở một số vùng trồng trọt trọng điểm của quốc gia Đông Phi này, theo trang Hospitality Ireland.

Uganda là nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất của châu Phi, theo sau là Ethiopia, và thu nhập từ hạt cà phê này đã tạo nên một nguồn thu ngoại tệ khủng cho đất nước.

Trước đó, Uganda đã đổ lỗi cho việc rút khỏi thỏa thuận của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) về những gì họ cho là thuế quan không công bằng và các rào cản khác, dẫn đến hạn chế xuất khẩu cà phê chế biến sang châu Âu và các nơi khác.

Giá tiêu tiếp tục đứng yên

Giá tiêu hôm nay 30/3 nối dài chuỗi ngày ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 77.500 - 80.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Chư Sê (tỉnh Gia Lai): 77.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Đắk Nông: 78.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu: 80.000 đồng/kg, Bình Phước: 79.000 đồng/kg, Đồng Nai: 79.000 đồng/kg.

spices-lead.jpg

Hiện các địa phương đang bước vào giai đoạn cuối vụ thu hoạch vụ, nên các nhà nhập khẩu muốn chờ đợi nguồn cung dồi dào và giá giảm. Vụ mùa hạt tiêu năm nay bị mất mùa do thời tiết không thuận lợi, dẫn đến nguồn cung giảm, khoảng 10%.

Dự kiến thị trường tăng mua từ đầu tháng 4/2022. Năm nay nông tiêu chủ động giữ hàng hơn mọi năm nên thị trường tháng 3/2022 kém sôi động, khá ảm đạm.

Xung đột Nga - Ukraine khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, lạm phát, hàng hóa tăng giá tại nhiều quốc gia. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực lên giá hạt tiêu toàn cầu.

Xu hướng giảm giá được dự báo chỉ diễn ra trong ngắn hạn, bởi chí phí sản xuất, từ phân bón, xăng dầu, công thu hái tăng cao, trong khi thời tiết diễn biến bất thường khiến sản lượng hạt tiêu giảm.

Trong 15 ngày đầu tháng 3/2022, xuất khẩu tiêu của nước ta đạt 11.146 tấn, kim ngạch đạt 52 triệu USD. Lũy tiến từ đầu năm đến 15/3/2022, Việt Nam xuất khẩu được 41.197 tấn, kim ngạch đạt 191,1 triệu USD. Số liệu xuất khẩu của tháng 3 năm nay kém xa so với mọi năm khi chưa xuất hiện dịch COVID-19.

Giá cao su giảm

Giá cao su ngày 30/3 giảm mạnh. Mức giao dịch của các hợp đồng cao su kỳ hạn trên thị trường thế giới đều đồng loạt đi xuống.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 30/3/2022, kỳ hạn tháng 7/2022, giảm nhẹ xuống mức 253,6 JPY/kg, giảm nhẹ 0,2 yên, tương đương 0,08%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 90 CNY, xuống mức 13.225 CNY/tấn, tương đương 0,68%.

nem-1.jpg

Giá cao su tại Nhật Bản quay đầu giảm, do đồng JPY tăng trở lại so với đồng USD, nguồn cung hạn chế và thị trường chứng khoán Tokyo bị ảnh hưởng trước khủng hoảng Nga – Ukraine. 

Trước đó, giá cao su tăng liên tiếp do đồng JPY yếu đi và nguồn cung nguyên liệu từ nước sản xuất hàng đầu – Thái Lan – thắt chặt.

Mưa lớn tại Thái Lan trong tuần qua đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác mủ cao su, khiến nguồn nguyên liệu thô thắt chặt và đầy giá tăng cao, thương nhân có trụ sở tại Singapore cho biết.

Giá bông tiếp tục tăng do xuất khẩu của Mỹ mạnh trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung.

Giá lúa gạo tăng mạnh

Tại An Giang, giá lúa hôm nay ghi nhận, Nàng hoa 9 tăng 100 đồng/kg lên mức 5.800 - 6.000 đồng/kg. Các giống lúa còn lại đi ngang trên diện rộng. So với hôm qua, giá các giống lúa OM hôm nay chững lại.

Tương tự, giá nếp trong ngày không có biến động mới. Trong đó, nếp vỏ (tươi) tăng 400 đồng/kg, hiện có giá là 5.700 - 5.900, nếp Long An (tươi) có giá 5.700 - 5.800 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với tuần trước. 

Giá gạo hôm nay tại chợ An Giang không thay đổi. Cụ thể, gạo thơm Jasmine vẫn giữ mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường ở mốc 13.500 - 14.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài đi ngang…

Giá ngũ cốc tăng

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA, giá ngô và lúa mì tăng sẽ tạo động lực cho việc trồng trọt, nhưng diện tích trồng hai loại cây này ở Nam Phi dự kiến sẽ không thay đổi trong niên vụ 2022 - 2023 do chi phí đầu vào cao.

Nhập khẩu gạo của Nam Phi dự kiến sẽ tăng 3% lên 1,1 triệu tấn do nhu cầu tăng nhẹ. 

Giá ngô, đậu tương, cà phê, đường và cao su đều tăng, trong khi lúa mì giảm mặc dù vụ thu hoạch tại Nam Mỹ đã bắt đầu.

Tình hình không chắc chắn về cuộc xung đột Nga – Ukraine và báo cáo vụ mùa tới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần tới tiếp tục tác động tới thị trường ngũ cốc.

HẢI MY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương