Hãng xe Renault của Pháp nối lại hoạt động sản xuất ở Nga

Sau 2 tháng ra mắt đối đầu Tesla, hãng Geely - Trung Quốc đã phải thu hồi toàn bộ dòng ô tô điện Polestar 2, do phát hiện lỗi nghiêm trọng trong phần mềm.

Người phát ngôn của công ty đã xác nhận việc hoạt động trở lại với hãng tin Reuters.

Renault đã đình chỉ một số hoạt động tại các nhà máy lắp ráp của mình ở Nga vào cuối tháng 2 do tắc nghẽn hậu cần khiến hãng này thiếu linh kiện.

0239_04.jpeg.740x555_q85_box-0-0-800-600_crop_detail_upscale.jpg
Hãng xe Renault của Pháp nối lại hoạt động sản xuất ở Nga.

Vào thời điểm đó, công ty không nói rõ liệu các vấn đề về chuỗi cung ứng có phải do chiến tranh ở Ukraina hay không. Nhưng các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã làm tổn hại thêm chuỗi cung ứng vào thời điểm các nhà sản xuất ô tô đang phải vật lộn để chip bán dẫn- vật liệu được sử dụng trong nhiều sản xuất ô tô. Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và phương Tây áp dụng gần đây bao gồm lệnh cấm xuất khẩu chất bán dẫn sang Nga.

Renault không cho biết nhà máy sản xuất các mẫu xe Renault Duster, Kaptur và Arkana bao giờ sẽ hoạt động trở lại.

Người phát ngôn của Renault tại Moscow nói với Reuters: “Tình hình nguồn cung linh kiện không ổn định và đang thay đổi, chúng tôi không muốn đưa ra bất kỳ dự đoán nào”.

Renault hoạt động trở lại vào thời điểm nhiều công ty quốc tế đóng dừng động kinh doanh tại Nga do các lệnh trừng phạt và áp lực dư luận liên quan đến cuộc xâm lược Ukraina của nước này.

Hơn 400 công ty, bao gồm Apple, Coca-Cola và McDonald's, đã giảm hoặc tạm dừng hoạt động ở Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, Mỹ. Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài như Volkswagen của Đức và Toyota của Nhật Bản cũng đã ngừng sản xuất và xuất khẩu sang Nga.

Renault đã lựa chọn phương án tiếp tục hoạt động ở Nga trong khi vẫn tuân thủ các lệnh trừng phạt quốc tế, các nguồn tin thân cận với vấn đề này nói với Reuters. Các nguồn tin cho biết quyết định này có sự ủng hộ của nhà nước Pháp, cổ đông chính của Renault.

Kể từ năm 2016, Renault đã nắm quyền kiểm soát 2/3 cổ phần trong nhà sản xuất ô tô Nga Avtovaz, khiến hãng này tiếp xúc với thị trường nhiều hơn so với các đối thủ tại thị trường Nga. Hơn 36.000 người ở Nga làm việc cho Renault.

Renault vào Nga năm 2007, vào thời điểm thị trường xe hơi đang bùng nổ. Avtovaz khởi đầu là một nhà sản xuất quốc doanh dưới thời Liên Xô. Các thương hiệu Zhiguli và Lada.

Lada, công ty chủ yếu sản xuất cho Nga và các nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ, chiếm 21% thị trường xe hơi trong nước vào năm 2021. Cổ phần kiểm soát của Renault nêu bật những khó khăn mà phương Tây phải đối mặt khi các nước ở đó cố gắng cô lập Nga về mặt kinh tế.

61084008_7.png
Doanh thu của các công ty đa quốc gia tại Nga.

Trong khi các hoạt động tại nhà máy của Renault ở Moscow đã tiếp tục trở lại, Avtovaz cho biết hôm thứ Hai rằng họ đang tạm dừng một số hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở các thành phố Togliatti và Izhevsk của Nga do thiếu các bộ phận điện tử.

Nhiều công ty phương Tây tiếp tục hoạt động tại Nga đang phải chịu áp lực ngày càng lớn buộc phải tạm ngừng các hoạt động kinh doanh. Trong một bài phát biểu trước những người biểu tình ở thủ đô Bern của Thụy Sĩ hôm thứ Hai, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy đã chỉ trích công ty hàng tiêu dùng Thụy Sĩ Nestlé tiếp tục hoạt động ở Nga. Nestlé phản bác rằng họ đã "thu nhỏ đáng kể" hoạt động kinh doanh của mình ở đó ngoại trừ "các sản phẩm thiết yếu".

Điện Kremlin đã đe dọa sẽ thu giữ và quốc hữu hóa tài sản của các công ty nước ngoài không tiếp tục hoạt động kinh doanh tại Nga.

THÁI BÌNH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương