Giới kinh doanh ‘nhượng quyền thương hiệu’ từ các công ty Nga ở Mỹ đau đầu vì làn sóng tẩy chay

Việc Nga tấn công toàn diện vào Ukraina đã kéo theo làn sóng tẩy chai các sản phẩm mang thương hiệu Nga hoặc tước giấy phép khiến giới kinh doanh theo hình thức “nhượng quyền thương hiệu” ở Mỹ đau đầu.

Roger Verma cho biết quyết định tước giấy phép của nhà ga Lukoil của anh ấy có thể khiến nhượng quyền thương mại của anh ấy ngừng kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng đến 16 nhân viên của anh ấy.

kipgt918_ukraine-vodka-drain-650.jpg
Người tiêu dùng đổ bỏ rượu vodka trong làn sóng tẩy chai hàng hóa Nga.

Phẫn nộ trước cuộc tấn công vào Ukraina của Nga, các nhà lập pháp ở thành phố lớn nhất bang New Jersey – thành phố Newar – đã bỏ phiếu yêu cơ quan cầu quản lý kinh doanh của thành phố đình chỉ giấy phép hoạt động của cơ sở kinh doanh xăng dầu có tên Lukoil.

Nguyên nhân được lý giải là do thương hiệu này có quan hệ gần gũi với Moscow.

Tuy nhiên, trên thực tế các trạm xăng này thuộc quyền sở hữu của người dân địa phương, chứ không phải của người Nga. Chủ của chuỗi cửa hàng này cho biết hầu hết nhân viên của cửa hàng là cư dân New Jersey. Và xăng được bán tại các trạm của mình đều đến từ một nhà máy lọc dầu địa phương có tên Phillips 66.

Chiến dịch nhắm vào các trạm xăng là một ví dụ về thiệt hại mà những người kinh doanh tại Mỹ phải chịu trước sự ủng hộ mà chính quyền giành cho Ukraina bằng cách tẩy chay các sản phẩm và công ty - hoặc những thứ mà họ cho là của Nga.

Roger Verma, một cư dân New Jersey, người đã nhập cư vào Hoa Kỳ từ Ấn Độ cách đây 45 năm, đã sở hữu trạm xăng Lukoil ở Newark theo hình thức nhượng quyền thương mại từ năm 2005, cho biết quyết định tước giấy phép khiến ôngh bối rối và lo ngại rằng cửa hàng mình có thể bị ngừng kinh doanh. Không những thế, điều này còn ảnh hưởng đến công việc của 16 nhân viên của của mình.

ap22062651558335.jpg
Các trạm xăng nhượng quyền thương hiệu từ Lukoil đứng trước nguy cơ bị tước giấy phép.

“Hãy để tôi nói rõ rằng, tôi đứng về phía Ukraina và tôi hoàn toàn ủng hộ các lệnh trừng phạt của Nga”, Verma nói hôm thứ Tư trước Tòa thị chính của thành phố Newark.

Ngoài ra, ông Roger Verma còn chỉ trích các quan chức của thành phố đã không có đủ kiến thức và dữ liệu khi đưa ra lệnh cấm mà theo ông là ảnh hưởng đến cuộc sống của những người kinh doanh.

Cụ thể, ông dẫn chứng, ở một số nơi, người ta đổ rượu vodka Smirnoff mà không nhận ra rằng, đồ uống này thuộc sở hữu của một công ty Anh và những chai rượu tiêu thụ ở Mỹ được chưng cất ở Illinois.

Charlie Tgibedes, chủ sở hữu của Box Seats, một nhà hàng và quán bar thể thao ở North Attleboro, Massachusetts, nói với tờ The Sun Chronicle rằng, ông không đặt thêm vodka từ các công ty Nga. Tuy nhiên, ông cũng tự đặt câu hỏi về sự khôn ngoan của việc ném bỏ đi những thứ mà mình đã mua.

“Có vẻ tốt khi làm việc đó (đổ bỏ những chai rượu – PV), nhưng mọi thứ đã ở trong nhà và phải trả tiền. Bạn chỉ đang làm tổn thương chính mình khi đổ nó xuống cống”, ông nói.

Trên mạng xã hội, mọi người kêu gọi tẩy chay các trạm xăng Lukoi vốn đã hoạt động ở 11 bang, chủ yếu ở Đông Bắc nước Mỹ.

Các quan chức Newark cho biết, việc đóng cửa các trạm xăng Lukoil là điều phải làm, ngay cả khi chúng thuộc sở hữu của địa phương.

Trong một tuyên bố được đăng trên trang web của mình hôm thứ Năm, ban Giám đốc của Lukoil bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc nhất của họ về những sự kiện bi thảm ở Ukraina” và kêu gọi “chấm dứt cuộc xung đột vũ trang sớm nhất”.

“Chúng tôi bày tỏ sự đồng cảm chân thành đối với tất cả các nạn nhân, những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này. Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ việc ngừng bắn lâu dài và giải quyết các vấn đề thông qua các cuộc đàm phán và ngoại giao nghiêm túc”, thông báo cho biết.

Tuy vậy, hiện vẫn chưa rõ khi nào giấy phép của các trạm xăng Lukoil ở Newark sẽ bị thu hồi hoặc liệu quản lý thành phố có thể tạm dừng việc đình chỉ hoạt động hay không.

Theo thỏa thuận nhượng quyền thương mại, Lukoil sẽ đóng vai trò là chủ sở hữu, song các trạm xăng trả tiền thuê mặt bằng, thuế và các tiện ích khác cũng như mua một lượng nhiên liệu nhất định mỗi tháng.

Sal Risalvato, giám đốc điều hành của Hiệp hội Ô tô, Cửa hàng Tiện lợi và Xăng dầu New Jersey, gọi việc tước giấy phép của các trạm xăng là “không gì khác hơn là sân khấu chính trị”.

“Tất cả các chủ nhà trạm xăng đều lên án những gì Nga đang làm ở Ukraina, nhưng họ không đáng bị mất việc kinh doanh và các khoản đầu tư của mình vì hành vi tồi tệ của Nga”, Risalvato cho biết.

Ramos cho biết việc đình chỉ giấy phép ở Newark chỉ là tạm thời và văn phòng của ông đã nhận được cuộc gọi từ các nhà tuyển dụng đề nghị cung cấp việc làm cho bất kỳ công nhân trạm xăng dầu nào bị ảnh hưởng.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương