Đỉa đỏ Kinabalu sinh sống trong đụn lá cây mục và đất ẩm ướt. Trong hoặc sau các trận mưa to, loài đỉa này thường bò khỏi nơi trú ẩn để đi kiếm thức ăn.

Đỉa Kinabalu "chén" con mồi như cách của loài trăn và có thể xơi tái một cá thể giun xanh dài gần gấp 3 lần chiều dài cơ thể chúng.

Hiện các nhà khoa học đang cố gắng quan sát, nghiên cứu để có thêm nhiều thông tin hơn nữa về loài đỉa đặc biệt này.

'Quái vật' đỉa đỏ Kinabalu nuốt chửng giun khổng lồ

Con giun khổng lồ bị con đỉa hút vào cuống họng một cách rất mạnh mẽ. Nó cố gắng vật lộn để thoát thân nhưng vô vọng. Con đỉa kết thúc bữa ăn khi nuốt xong phần cuối cùng của cơ thể con giun. Đỉa đỏ khổng lồ Kinabalu (tên khoa học: Mimobdella buettikoferi) được tìm thấy ở núi Kinabalu, Borneo, Indonesia, nơi có độ cao từ 2500 - 3000m so với mực nước biển. Khác với các loài đỉa khác, đỉa Kinabalu không sống dưới nước hay đầm lầy mà lại sống trên cạn. Cơ thể của nó dài đến 30cm hoặc hơn và có màu đỏ cam. Loài đỉa này không hút máu động vật mà chỉ ăn các loài giun đất.

P.V (t/h)