Bloomberg: Triển vọng kinh tế của Thái Lan 'tệ nhất châu Á'

Thái Lan thành công trong việc ngăn chặn sự bùng phát của COVID-19, đã trải qua hơn 40 ngày không có lây nhiễm tại địa phương. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế của Thái Lan được xem là tồi tệ nhất châu Á.

Dự đoán của Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) cho thấy tăng trưởng GDP của nước này có thể sẽ âm 8,1% trong năm nay. Con số này tệ hơn bất kỳ dự đoán nào của các quốc gia khác trong khu vực và đây có thể là con số tăng trưởng tồi tệ nhất trong lịch sử kinh tế Thái Lan , thậm chí vượt qua cả thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Bloomberg: Triển vọng kinh tế của Thái Lan 'tệ nhất châu Á'

Kiatipong Ariyapruchya, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Thái Lan cho biết, "Thái Lan vốn nổi tiếng như một trung tâm du lịch của khu vực với mức đóng góp của ngành gần 15% GDP. Nền kinh tế này phụ thuộc khá nhiều vào xuất khẩu. Do đó, khi đại dịch COVID-19 đã gây nên một cú sốc lớn đối với GDP."

Bloomberg: Triển vọng kinh tế của Thái Lan 'tệ nhất châu Á'

Một khảo sát từ các nhà phân tích bởi Bloomberg dự đoán nền kinh tế của Thái Lan sẽ suy giảm mạnh nhất ở Đông Nam Á, với mức âm 6%, thậm chí đến năm 2021, mức độ phục hồi cũng chậm nhất khu vực với mức tăng trưởng là khoảng 4%.

Bloomberg: Triển vọng kinh tế của Thái Lan 'tệ nhất châu Á'

Theo Bloomberg, tình trạng khẩn cấp, lệnh giới nghiêm vào ban đêm và đóng cửa kinh doanh trên toàn quốc để hạn chế sự lây lan của COVIID-19 đã phá vỡ kinh tế tiêu dùng và đầu tư tư nhân, vốn đã có xu hướng giảm từ năm 2019. Các giao dịch mua dự kiến ​​sẽ tăng khi lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ và khi các biện pháp kích cầu của chính phủ được thông qua, nhưng các nhà đầu tư có thể chậm trở lại với triển vọng khá ảm đạm.

Bloomberg: Triển vọng kinh tế của Thái Lan 'tệ nhất châu Á'

Tính đến tháng 5/2020, Thái Lan chưa hề nhập cảnh bất kỳ du khách quốc tế nào 2 tháng liên tiếp do lệnh giãn cách đóng cửa các chuyến bay. Trong năm nay, dự báo Thái Lan sẽ chỉ đón khoảng 8 triệu du khách quốc tế, tương đương 1/5 so với năm 2019.

Mặc dù tình hình dịch bệnh đã qua đỉnh điểm nhưng Thái Lan vẫn rất cẩn trọng trong việc mở cửa lại cửa khẩu. Trong khi đó, chính sách nhắm đến du khách nội địa lại không bù đắp được những thiệt hại từ mảng du khách quốc tế của ngành công nghiệp quan trọng này. Năm 2019 chiếm khoảng 1/5 nền kinh tế của Thái Lan.

Bloomberg: Triển vọng kinh tế của Thái Lan 'tệ nhất châu Á'

Về khía cạnh xuất khẩu, thoạt nhìn, xuất khẩu của Thái Lan dường như đã tăng tương đối tốt trong năm nay, khi chỉ suy giảm 2 trong 5 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ về tổng, một số mặt hàng xuất khẩu của nước này cũng không như kỳ vọng. Giá vàng tăng cao trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 đã khiến các nhà đầu tư địa phương bán vàng, khiến kim ngạch xuất khẩu đi lên. Nếu loại trừ vàng, tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự gián đoạn nhu cầu do dịch COVID-19.

Bất ổn ở đồng Baht 

Đồng baht của Thái Lan đã tăng gần 6% so với đồng USD trong 3 tháng qua, trở thành đồng tiền tăng trưởng tốt thứ 2 tại khu vực. Bất chấp việc Ngân hàng trung ương Thái Lan đã hạ lãi suất 3 lần liên tiếp trong năm nay xuống mức thấp kỷ lục 0,5% nhưng không thành công trong việc hạ giá đồng nội tệ.

Ngân hàng trung ương nước này đang lo lắng bởi đồng baht mạnh lên sẽ gây cản trở cho việc xuất khẩu, mất lợi thế cạnh trang và sẽ làm phức tạp sự phục hồi kinh tế. Hiện các cơ quan chức năng tuyên bố họ đang xem xét các biện pháp mạnh tay hơn nhằm hạ giá đồng baht trong trường hợp cần.

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương