Hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B: Mỗi kỷ vật một câu chuyện ký ức

Hoàng Toàn - Như Quỳnh

Gần 200 hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B được trưng bày tại triển lãm “Kỷ vật thời thanh xuân” là những câu chuyện ký ức đầy xúc động về một thời hoa lửa
Kỷ niệm 75 năm ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức triển lãm
Kỷ niệm 75 năm ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức triển lãm "Kỷ vật thời thanh xuân" với gần 200 hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B thuộc các tỉnh thành
Đây là những hồ sơ, giấy tờ, kỷ vật được hình thành trong quá trình hoạt động của cán bộ, công nhân viên thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể địa phương được cử vào Nam công tác (gọi là đi B) và từ các cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc công tác, an dưỡng, chữa bệnh, sau đó trở về miền Nam.
Đây là những hồ sơ, giấy tờ, kỷ vật được hình thành trong quá trình hoạt động của cán bộ, công nhân viên thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể địa phương được cử vào Nam công tác (gọi là đi B) và từ các cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc công tác, an dưỡng, chữa bệnh, sau đó trở về miền Nam.
Trước khi vào Nam, theo quy định, các cán bộ đi B phải gửi lại toàn bộ tư trang, hành lý, đồ dùng, vật dụng, giấy tờ và cả tài sản cá nhân… (gọi là hồ sơ, kỉ vật của cán bộ đi B) cho Ủy ban Thống nhất Chính phủ lưu giữ.
Trước khi vào Nam, theo quy định, các cán bộ đi B phải gửi lại toàn bộ tư trang, hành lý, đồ dùng, vật dụng, giấy tờ và cả tài sản cá nhân… (gọi là hồ sơ, kỉ vật của cán bộ đi B) cho Ủy ban Thống nhất Chính phủ lưu giữ.
Trong mỗi bộ Hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B, ngoài tài liệu phản ánh những thông tin cá nhân như Sơ yếu lý lịch, phiếu cán bộ, thẻ Đảng, sổ Đoàn… còn có nhiều kỷ vật như Huân chương, Huy chương, giấy khen, bằng khen, album ảnh, nhật ký, sổ tay, thẻ tiết kiệm, công trái, vàng… là những kỷ vật đặc biệt. có thể nói, mỗi kỷ vật là một câu chuyện, là một phần ký ức của thời thanh xuân tươi trẻ của thế hệ cán bộ đi B. 
Trong mỗi bộ Hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B, ngoài tài liệu phản ánh những thông tin cá nhân như Sơ yếu lý lịch, phiếu cán bộ, thẻ Đảng, sổ Đoàn… còn có nhiều kỷ vật như Huân chương, Huy chương, giấy khen, bằng khen, album ảnh, nhật ký, sổ tay, thẻ tiết kiệm, công trái, vàng… là những kỷ vật đặc biệt. có thể nói, mỗi kỷ vật là một câu chuyện, là một phần ký ức của thời thanh xuân tươi trẻ của thế hệ cán bộ đi B. 
Hồ sơ của cán bộ đi B của nhà báo Dương Thị Xuân Quý (1941-1969), quê gốc thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Là đoàn viên thanh niên lao động, phóng viên báo Phụ nữ Việt Nam, là một nhà văn nữ, liệt sĩ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2007 can đảm, nhiệt tình cách mạng, chồng là cán bộ đi B ở chiến trường khu V. Chị đi B sau đó hy sinh năm 1969.
Hồ sơ của cán bộ đi B của nhà báo Dương Thị Xuân Quý (1941-1969), quê gốc thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Là đoàn viên thanh niên lao động, phóng viên báo Phụ nữ Việt Nam, là một nhà văn nữ, liệt sĩ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2007 can đảm, nhiệt tình cách mạng, chồng là cán bộ đi B ở chiến trường khu V. Chị đi B sau đó hy sinh năm 1969.
Hồ sơ cán bộ đi B của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Với vai trò là tác giả và biên kịch 2 tác phẩm nổi tiếng là truyện ngắn
Hồ sơ cán bộ đi B của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Với vai trò là tác giả và biên kịch 2 tác phẩm nổi tiếng là truyện ngắn "Chiếc lược ngà" và phim điện ảnh "Cánh đồng hoang", nhưng ít ai biết rằng ông là một cán bộ miền Nam tập kết, rồi đi B. Ông có những đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà. Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt II năm 2000.
Hồ sơ cán bộ đi B bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Sinh ra trong một gia đình trí thức ở Huế, thời thơ ấu, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Đặng Thùy Trâm theo gia đình tản cư về Thanh Hóa. Năm 1958, học ở Trường Chu Văn An, sau đó học Đại học Y khoa Hà Nội, là đoàn viên ưu tú, sinh viên tiên tiến. Mùa hè năm 1965, chị được Thành Đoàn khen thưởng về công tác phòng không nhân dân. Nhưng người bác sĩ trẻ ấy đã dũng cảm hy sinh nơi chiến trường bom đạn.
Hồ sơ cán bộ đi B bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Sinh ra trong một gia đình trí thức ở Huế, thời thơ ấu, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Đặng Thùy Trâm theo gia đình tản cư về Thanh Hóa. Năm 1958, học ở Trường Chu Văn An, sau đó học Đại học Y khoa Hà Nội, là đoàn viên ưu tú, sinh viên tiên tiến. Mùa hè năm 1965, chị được Thành Đoàn khen thưởng về công tác phòng không nhân dân. Nhưng người bác sĩ trẻ ấy đã dũng cảm hy sinh nơi chiến trường bom đạn.
Hồ sơ của cán bộ đi B Nguyễn Khoa Điềm có: Là một nhà thơ, chính trị gia. Sinh ra tại Huế, năm 1955, ông ra Bắc học tại Trường học sinh miền Nam, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 1964, ông trở về Nam cho đến năm 1975. Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Hồ sơ của cán bộ đi B Nguyễn Khoa Điềm có: Là một nhà thơ, chính trị gia. Sinh ra tại Huế, năm 1955, ông ra Bắc học tại Trường học sinh miền Nam, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 1964, ông trở về Nam cho đến năm 1975. Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Phan Huỳnh Điểu là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX. Phần lớn các ca khúc của Phan Huỳnh Điểu là nhạc đỏ, nhưng ông cũng có nhiều ca khúc trữ tình đặc sắc. Ông được mệnh danh là 
Phan Huỳnh Điểu là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX. Phần lớn các ca khúc của Phan Huỳnh Điểu là nhạc đỏ, nhưng ông cũng có nhiều ca khúc trữ tình đặc sắc. Ông được mệnh danh là "Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam" và được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vì những đóng góp của mình cho sự nghiệp âm nhạc Việt Nam. Rất nhiều các bài hát của ông có lời từ các tác phẩm thơ
Hồ sơ của nhà thơ Nguyễn Mỹ tác giả bài thơ (Cuộc chia ly đỏ). Nguyễn Mỹ sinh tại Phú Yên. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, học lớp báo chí của trường Tuyên huấn Trung ương rồi về công tác ở Nhà xuất bản Phổ thông. Năm 1968, ông trở lại chiến trường miền Nam làm phóng viên báo (Cờ giải phong Trung Bộ) thuộc Ban Tuyên truyền Văn nghệ khu V. Nguyễn Mỹ hy sinh ngày 16/5/1971 ở huyện Trà My, Quảng Nam.
Hồ sơ của nhà thơ Nguyễn Mỹ tác giả bài thơ (Cuộc chia ly đỏ). Nguyễn Mỹ sinh tại Phú Yên. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, học lớp báo chí của trường Tuyên huấn Trung ương rồi về công tác ở Nhà xuất bản Phổ thông. Năm 1968, ông trở lại chiến trường miền Nam làm phóng viên báo (Cờ giải phong Trung Bộ) thuộc Ban Tuyên truyền Văn nghệ khu V. Nguyễn Mỹ hy sinh ngày 16/5/1971 ở huyện Trà My, Quảng Nam.
Hồ sơ cán bộ đi B của Ca Lê Hiến. Sinh năm 1940 trong một gia đình trí thức tại Bến Tre - Nam Bộ, tháng 11/1954, Ca Lê Hiến tập kết ra Bắc. Ông theo học Trường học sinh miền Nam và học tại Khoa Sử - Đại học Tổng hợp Hà Nội, trở thành giảng viên của Trường. Thời gian ở miền Bắc, Ca Lê Hiến luôn mang nặng trong lòng nỗi nhớ thương đối với miền Nam. Ngày 16/9/1964, ông nhận quyết định điều động về Ủy ban thống nhất trung ương, lên đường đi B. Ông hy sinh năm 1968.
Hồ sơ cán bộ đi B của Ca Lê Hiến. Sinh năm 1940 trong một gia đình trí thức tại Bến Tre - Nam Bộ, tháng 11/1954, Ca Lê Hiến tập kết ra Bắc. Ông theo học Trường học sinh miền Nam và học tại Khoa Sử - Đại học Tổng hợp Hà Nội, trở thành giảng viên của Trường. Thời gian ở miền Bắc, Ca Lê Hiến luôn mang nặng trong lòng nỗi nhớ thương đối với miền Nam. Ngày 16/9/1964, ông nhận quyết định điều động về Ủy ban thống nhất trung ương, lên đường đi B. Ông hy sinh năm 1968.
Hồ sơ của cán bộ đi B của Bùi Đức Ái. Nhà văn Anh Đức, tên thật là Bùi Đức Ái SN 1935 tại Bình Hòa, Long Xuyên. Năm 1953, ông được điều về làm ở báo Cứu quốc Nam Bộ. Sau đó, ông tập kết ra miền Bắc. Trong thời gian ở miền Bắc, ông viết với bút danh Bùi Đức Ái. Năm 1962, Bùi Đức Ái trở lại chiến trường miền Nam Việt Nam ngay trong đợt đầu tiên của văn nghệ sĩ. Trở lại miền Nam Việt Nam, ông bắt đầu lấy bút danh mới là Anh Đức
Hồ sơ của cán bộ đi B của Bùi Đức Ái. Nhà văn Anh Đức, tên thật là Bùi Đức Ái SN 1935 tại Bình Hòa, Long Xuyên. Năm 1953, ông được điều về làm ở báo Cứu quốc Nam Bộ. Sau đó, ông tập kết ra miền Bắc. Trong thời gian ở miền Bắc, ông viết với bút danh Bùi Đức Ái. Năm 1962, Bùi Đức Ái trở lại chiến trường miền Nam Việt Nam ngay trong đợt đầu tiên của văn nghệ sĩ. Trở lại miền Nam Việt Nam, ông bắt đầu lấy bút danh mới là Anh Đức
Hồ sơ của cán bộ đi B Phạm Quang Nghị, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra và lớn lên trên quê hương xứ Thanh, năm 1967, Phạm Quang Nghị vào khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt, ông xếp bút nghiên lên đường vào Nam. Ông trở thành phóng viên chiến trường, là cán bộ nghiên cứu Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, cán bộ biên tập tạp chí Sinh hoạt Văn nghệ thuộc Tiểu ban Văn nghệ miền Nam. Hòa bình lập lại, ông tiếp tục đóng góp xây dựng đất nước, đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Hồ sơ của cán bộ đi B Phạm Quang Nghị, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra và lớn lên trên quê hương xứ Thanh, năm 1967, Phạm Quang Nghị vào khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt, ông xếp bút nghiên lên đường vào Nam. Ông trở thành phóng viên chiến trường, là cán bộ nghiên cứu Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, cán bộ biên tập tạp chí Sinh hoạt Văn nghệ thuộc Tiểu ban Văn nghệ miền Nam. Hòa bình lập lại, ông tiếp tục đóng góp xây dựng đất nước, đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó còn rất nhiều kỷ vật đặc biệt của cán bộ đi B chưa xác định được chủ nhân.
Bên cạnh đó còn rất nhiều kỷ vật đặc biệt của cán bộ đi B chưa xác định được chủ nhân.
Qua Triển lãm, Ban Tổ chức mong muốn giới thiệu rộng rãi khối Hồ sơ, kỷ vật nhằm thiết thực thông tin để cán bộ đi B và người thân sớm biết được và nhận lại Hồ sơ kỷ vật của mình.
Qua Triển lãm, Ban Tổ chức mong muốn giới thiệu rộng rãi khối Hồ sơ, kỷ vật nhằm thiết thực thông tin để cán bộ đi B và người thân sớm biết được và nhận lại Hồ sơ kỷ vật của mình.
Trung tâm cũng mong muốn được tiếp nhận những kỷ vật chiến trường và kỷ vật sau chiến tranh của những cán bộ đi B để quản lý trọn vẹn những ký ức, kỷ vật xuyên suốt hành trình ra đi và trở về của những người đã cống hiến và hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trung tâm cũng mong muốn được tiếp nhận những kỷ vật chiến trường và kỷ vật sau chiến tranh của những cán bộ đi B để quản lý trọn vẹn những ký ức, kỷ vật xuyên suốt hành trình ra đi và trở về của những người đã cống hiến và hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đạo diễn phim Đặng Nhật Minh đến tham quan và tặng kỷ vật cho trung tâm Lữ trữ Quốc Gia III
Đạo diễn phim Đặng Nhật Minh đến tham quan và tặng kỷ vật cho trung tâm Lữ trữ Quốc Gia III
Trung tâm Lưu trữ quốc gia III trao trả hồ sơ, kỷ vật cho người thân và cán bộ đi B
Trung tâm Lưu trữ quốc gia III trao trả hồ sơ, kỷ vật cho người thân và cán bộ đi B
Triển lãm kỷ vật thu hút nhiều người đến tham quan tìm hiểu
Triển lãm kỷ vật thu hút nhiều người đến tham quan tìm hiểu