Nông dân Mỹ tiêu hủy hàng triệu con lợn, gà vì thiếu nhân viên mùa dịch COVID-19

NGỌC CHÂU

Dịch COVID-19 gây xáo trộn ngành công nghiệp chế biến thịt, khiến người nông dân ở Mỹ phải ngậm đắng tiêu hủy hàng triệu con lợn, gà vì thiếu nhân viên.

Hơn 2 triệu con gà phải tiêu huỷ vì thiếu hụt nhân viên

Trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều lo ngại về chuỗi cung ứng thực phẩm Mỹ khi các nhà máy chế biến buộc phải đóng cửa vì dịch COVID-19, các lái xe tải e ngại di chuyển tới các “điểm nóng” và các nhà xuất khẩu thì vật lộn với tình trạng thiếu container đông lạnh.

Theo CNN, hôm 25/4, công ty bán thịt gà Delmarva Inc. có trụ sở tại Delaware đã phải đưa ra quyết định tiêu hủy khoảng 2 triệu con gà tại các trang trại của mình ở tiểu bang Delaware và Maryland. Nguyên nhân được cho biết là vì trước đại dịch COVID-19 nhà máy này bị thiếu hụt nhân viên làm việc tại các nhà máy xẻ thịt.

Theo công ty này, số gà trên sẽ được thiêu hủy theo phương pháp nhân văn và đã được phê chuẩn trước đó. Phương pháp thiêu hủy này cũng đã được Hiệp hội Bác sĩ Thú y Hoa Kỳ chấp thuận và nó cũng tuân theo các hướng dẫn của tiểu bang, địa phương.

Nông dân Mỹ tiêu hủy hàng triệu con lợn, gà vì thiếu nhân viên mùa dịch COVID-19

Bộ Nông nghiệp tiểu bang Maryland (MDA) cho biết là họ đã biết đến kế hoạch này của công ty Delmarva Inc. từ trước và đang theo dõi, tuy nhiên theo MDA, họ chỉ tham gia giám sát thiêu hủy động vật khi để giải quyết các vấn đề dịch bệnh trên chúng.

MDA cũng nói rõ riêng trường hợp này là quyết định từ phía công ty này.Về phía công ty Delmarva Inc., họ cho biết, đây là quyết định bất đắc dĩ mà họ phải đưa ra vì trước đó, họ đã tham khảo rất nhiều phương án khác để giải quyết tình hình, nhưng tất cả đều không mang tính khả thi.

Theo họ, nếu không giải quyết sớm, số lượng gà sẽ vượt quá sức chứa của các trang trại và sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề khác. Đồng thời, phía công ty Delmarva Inc. cũng cho biết là họ sẽ không đóng cửa nhà máy để đảm bảo nhu cầu của người dân.

Ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại về chuỗi cung cấp thực phẩm Mỹ khi các nhà máy chế biến buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh. Ảnh: Daily Mail.
Ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại về chuỗi cung cấp thực phẩm Mỹ khi các nhà máy chế biến buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh. Ảnh: Daily Mail.

700.000 con lợn trên toàn quốc không thể được xử lý mỗi tuần 

Dịch COVID-19 gây xáo trộn ngành công nghiệp chế biến thịt, khiến người nông dân Hoa Kỳ như anh Iowa Al Van Beek không có nơi tiêu thụ những con lợn trưởng thành, nhường chỗ cho 7.500 lợn con sắp chào đời. Anh buộc phải tiêm thuốc cho từng con lợn nái đang mang thai để bỏ lợn con.

COVID-19 đã khiến nhiều người nông dân Hoa Kỳ như anh Iowa Al Van Beek không có nơi tiêu thụ những con lợn trưởng thành, nhường chỗ cho 7.500 lợn con sắp chào đời. Anh buộc phải tiêm thuốc cho từng con lợn nái đang mang thai để bỏ lợn con.

 

  Các trang trại ở Mỹ buộc phải tiêu hủy vật nuôi như lợn, gà vì các lò mổ đóng cửa để ngăn chặn dịch COVID-19.

Các trang trại ở Mỹ buộc phải tiêu hủy vật nuôi như lợn, gà vì các lò mổ đóng cửa để ngăn chặn dịch COVID-19.

Van Beek và những người nông dân khác nói rằng họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiêu hủy gia súc khi họ thiếu không gian hoặc tiền để nuôi chúng. Các công ty thịt lớn nhất thế giới như Smithfield Food Inc, Cargill Inc, JBS USA và Tyson Thực phẩm Inc đã tạm dừng hoạt động tại khoảng 20 cơ sở giết mổ và nhà máy chế biến ở Bắc Mỹ kể từ tháng 4 khi công nhân ngã bệnh.

Không giống như gia súc có thể được nhốt bên ngoài đồng cỏ, lợn Mỹ được vỗ béo để giết mổ bên trong các tòa nhà được kiểm soát nhiệt độ. Nếu lợn nuôi quá lâu, khối lượng sẽ trở nên quá lớn và dễ phát sinh bệnh.

công ty thịt lớn nhất thế giới như Smithfield Food Inc cũng đóng cửa phần lớn các nhà máy chế biến thịt của mình, khiến nông dân buộc phải tiêu hủy vật nuôi vì không biết mang chúng đi đâu.
công ty thịt lớn nhất thế giới như Smithfield Food Inc cũng đóng cửa phần lớn các nhà máy chế biến thịt của mình, khiến nông dân buộc phải tiêu hủy vật nuôi vì không biết mang chúng đi đâu.

Ở Minnesota, người nông dân Kerry và Barb Mergen cảm thấy tim mình đập thình thịch khi có đoàn từ Daybreak Food Inc đến với xe đẩy và thùng chứa carbon dioxide để tiêu diệt 61.000 con gà đẻ trứng vào đầu tháng này. Bởi hoạt động cung cấp trứng cho các nhà hàng và công ty dịch vụ thực phẩm của họ bị gián đoạn bởi dịch Covid- 19.

Thống đốc bang Iowa Kim Reynold đã gửi thư cho chính quyền Trump cầu xin sự giúp đỡ và hỗ trợ tài chính đối với việc tiêu hủy động vật. Có đến 700.000 con lợn trên toàn quốc không thể được xử lý mỗi tuần và phải được tiêu hủy một cách nhân đạo, ông cho biết trong bức thư ngày 27/4.

Đại dịch COVID-19 khiến hàng triệu công nhân mất việc

Thảm họa kinh tế mới nhất xảy ra trong lĩnh vực trang trại, sau nhiều năm thời tiết khắc nghiệt, giá cả hàng hóa chùng xuống và ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cùng các thị trường xuất khẩu quan trọng khác. 

Nông dân hoang mang khi nói về việc tiêu hủy động vật và hoa màu, vì sợ sự phẫn nộ của cộng đồng. Hai nông dân chăn nuôi bò sữa Wisconsin, buộc phải đổ sữa khi không có người mua nhưng họ đã nhận được những lời đe dọa tính mạng.

Họ nói: "Làm sao bạn dám vứt thức ăn khi có quá nhiều người đói?", một người nông dân chia sẻ, “Nhưng họ không hiểu ngành nông nghiệp hoạt động như thế nào, điều đó khiến tôi mệt mỏi”. 

  Nhu cầu giảm nhanh chóng khiến nhiều người nông dân không có lựa chọn nào khác ngoài việc vứt bỏ hoặc để lại trên đồng ruộng vì chi phí hái, đóng gói và lưu trữ các loại cây trồng sẽ chỉ khiến họ rơi vào lỗ. Một số người có nhiều nguồn lực hơn trong tay đã chịu chi phí thu hoạch và quyên góp thực phẩm, nhưng thực tế số lượng nông sản đang bị hủy bỏ với quy mô chưa từng có. 
download (1)

Nhu cầu giảm nhanh chóng khiến nhiều người nông dân không có lựa chọn nào khác ngoài việc vứt bỏ hoặc để lại trên đồng ruộng vì chi phí hái, đóng gói và lưu trữ các loại cây trồng sẽ chỉ khiến họ rơi vào lỗ. Một số người có nhiều nguồn lực hơn trong tay đã chịu chi phí thu hoạch và quyên góp thực phẩm, nhưng thực tế số lượng nông sản đang bị hủy bỏ với quy mô chưa từng có. 

Ngay cả khi giá chăn nuôi và cây trồng giảm mạnh, giá thịt và trứng tại các cửa hàng tạp hóa vẫn tăng. So với một năm trước, giá bán lẻ trung bình của trứng đã tăng gần 40% trong tuần thứ hai của tháng 4, theo dữ liệu của Nielsen. Giá gà tươi bán lẻ trung bình tăng 5,4%, trong khi thịt bò tăng 5,8% và thịt lợn tăng 6,6%.

Đàn lợn con của Van Beek là nạn nhân của một cuộc khủng hoảng ngành công nghiệp thực phẩm đang bắt đầu với việc đóng cửa hàng loạt nhà hàng, gây áp lực cho việc dự trữ và buộc nông dân cùng các nhà chế biến tiêu hủy mọi thứ từ sữa đến rau xanh cho động vật. Vì các sản phẩm và dịch vụ thực phẩm phải qua nhiều khâu xử lý mới có thể chuyển cho các cửa hàng tạp hóa để phục vụ người dân. 

  Nông dân nuôi bò sữa trên khắp nước Mỹ đã phải đổ hàng 14 triệu lít sữa do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Sự lãng phí đã trở nên cực kỳ căng thẳng trong ngành công nghiệp sữa khi đàn bò cần được vắt sữa vài lần một ngày mặc dù không có người mua.

Nông dân nuôi bò sữa trên khắp nước Mỹ đã phải đổ hàng 14 triệu lít sữa do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Sự lãng phí đã trở nên cực kỳ căng thẳng trong ngành công nghiệp sữa khi đàn bò cần được vắt sữa vài lần một ngày mặc dù không có người mua.

Nông dân bang Minnesota Mike Patterson bắt đầu cho lợn của mình ăn nhiều vỏ đậu nành, giúp lợn có thể no mà không tăng cân quá nhanh. Họ cũng đang cân nhắc việc tiêu hủy chúng vì không thể tìm đủ người mua sau khi nhà máy Smithfield đóng cửa lò mổ Sioux Falls khổng lồ của mình.

Từ nay đến cuối năm, nông dân nuôi lợn trên toàn nước Mỹ sẽ mất khoảng 5 tỷ USD, tương đương 37 USD mỗi con, theo Hội đồng sản xuất thịt lợn quốc gia.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã cho biết, họ sẽ thành lập một Trung tâm điều phối sự cố quốc gia để giúp nông dân tìm thị trường cho vật nuôi của họ, hoặc tiêu hủy và thải bỏ động vật nếu cần thiết.