SWOT là gì? Những điều cần biết về SWOT

TRUNG HIẾU

Sáng nay 10/10, toa tàu đầu tiên của Metro số 1 đã được ráp vào đường ray tạm tại depot Long Bình (quận 9, TP. HCM), quá trình lắp đặt mất hơn một giờ đồng hồ.

SWOT là một trong những công cụ phân tích và thiết lập chiến lược trong Marketing vừa hữu hiệu lại vô cùng đơn giản dành cho doanh nghiệp, giúp họ có được cái nhìn tổng quan và xây dựng được một chiến lược hoạt động trong dài hạn.

1. SWOT là gì?

SWOT là mô hình phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho mọi doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh, tình hình kinh doanh bằng định hướng đúng đắn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc

SWOT là viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).

Strengths và Weakness là những yếu tố để đánh giá trong nội bộ doanh nghiệp và đây là 2 yếu tố mà doanh nghiệp bạn có thể kiểm soát và thay đổi được.

Opportunities và Threats là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô.

2. Nguồn gốc hình thành SWOT

Vào những năm 1960 – 1970, nhóm các nhà kinh tế học trong đó có Albert Humphrey đã đưa ra mô hình phân tích SWOT nhằm tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cách quản lý.

Công trình nghiên cứu này được thực hiện trong 9 năm, với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, đơn vị.

Kết thúc, nhóm nghiên cứu này đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả, bao gồm:

- Values (Giá trị)

- Appraise (Đánh giá)

- Motivation (Động cơ)

- Search (Tìm kiếm)

- Select (Lựa chọn)

-Programme (Lập chương trình)

- Act (Hành động)

- Monitor and repeat steps 1, 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3).

Nhóm nghiên cứu cho rằng, nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách đánh giá ưu nhược điểm của doanh nghiệp. Các nhà quản lý sẽ tự đặt câu hỏi về những điểm tốt và xấu cho hiện tại và tương lai.

3. Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.

Phân tích mô hình SWOT có thể được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc tổ chức hoặc các dự án riêng lẻ mà doanh nghiệp đang hay sẽ triển khai.

Nói tóm gọn, phân tích SWOT doanh nghiệp bao gồm những khía cạnh như sau:

- Thế mạnh: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.

- Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.

- Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế.

- Thách thức: Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án.

4. Mở rộng SWOT

Nếu bạn chỉ làm rõ được 4 yếu tố trong SWOT mà không có động thái gì tiếp theo thì việc phân tích sẽ không thể phát huy tác dụng.

Dưới đây là 4 chiến lược căn bản mà bạn có thể áp dụng sau khi làm sáng tỏ được 4 yếu tố trong SWOT:

- Chiến lược SO (Strengths – Opportunities) Theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty.

- Chiến lược WO (Weaks – Opportunities) Vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.

- Chiến lược ST (Strengths – Threats) Xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.

- Chiến lược WT (Weaks – Threats) Thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

(Nguồn: Tổng hợp)