Hậu COVID-19: "Thiên đường" mua sắm ở Sài Gòn giảm giá đến 70% vẫn... ế

VIÊN VIÊN

Được ví như là "thiên đường" mua sắm ở Sài Gòn, thế nhưng sau dịch Covid-19, Saigon Square vắng khách dù giảm sâu đến 70%.

Saigon Square (quận 1) vốn là nơi tập trung du khách đến tham quan, đặc biệt là khách quốc tế đến mua sắm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh và lệnh cách ly khiến khách du lịch quốc tế giảm mạnh và hoạt động kinh doanh của các tiểu thương nơi đây cũng rơi vào cảnh thất thu nặng.

Saigon Square thưa vắng khách. Ảnh: Cẩm Viên. 
Saigon Square thưa vắng khách. Ảnh: Cẩm Viên. 

Số lượng du khách đến tham quan, mua sắm giảm đi thấy rõ. Những lối đi đông kín khách ngày nào giờ thưa vắng, tiểu thương ngồi xếp hàng dài trước sạp ngóng khách. Nhiều sạp giảm giá từ 50-70% vẫn vắng khách.

Nhiều nơi trả mặt bằng vì không gánh nổi tiền mỗi tháng. Ảnh: Cẩm Viên. 
Nhiều nơi trả mặt bằng vì không gánh nổi tiền mỗi tháng. Ảnh: Cẩm Viên. 

Theo chị Thanh (40 tuổi), tiểu thương sạp quần jean cho biết doanh thu từ sau dịch giảm hơn 90%. Có ngày bán được 2 cái quần rồi về, nhưng mỗi tháng phải trả 18 triệu tiền mặt bằng. Những sạp lân cận không chịu nổi đã trả mặt bằng cả tháng nay.

Nhiều tiểu thương tại chợ cho biết gồng gánh tiền mặt bằng để chờ qua mùa dịch, nhưng không biết bao giờ mới hết dịch để trở lại cảnh chợ nhộn nhịp như xưa.

Nhiều sạp đóng cửa. Ảnh: Cẩm Viên. 
Nhiều sạp đóng cửa. Ảnh: Cẩm Viên. 

Được biết chủ Saigon Square đã miễn tiền mặt bằng cho các tiểu thương nguyên tháng 4 vì lệnh cách ly. Hai tháng 5, 6 các tiểu thương sạp sẽ được giảm 20%.

Cảnh heo hút của một khu chợ từng sôi nổi bât nhất Sài Gòn. Ảnh: Cẩm Viên.
Cảnh heo hút của một khu chợ từng sôi nổi bât nhất Sài Gòn. Ảnh: Cẩm Viên.

Chị Nhàn, chủ sạp quần áo trẻ cho cho biết, những ngày này chủ yếu trong chờ và khách nội địa, nhưng lượng khách cũng khá ít do nhiều người còn ngại đến chổ đông người. Chưa kể hàng hóa cũng thiếu hụt do nhà sản xuất quần áo trẻ em cũng gặp khó khăn về nguyên liệu, nhân công nên không sản xuất hàng nhiều như trước.

Nhiều sạp quần áo giảm giá tận 70% nhằm thu hồi vốn và trả mặt bằng vì không gánh được tiền mặt bằng.

Nhiều sạp quần áo vắng khách. Ảnh: Cẩm Viên. 
Nhiều sạp quần áo vắng khách. Ảnh: Cẩm Viên. 

Trước những tác động sâu rộng của đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu, và trong mọi ngóc ngách của cuộc sống thường nhật, ngành công nghiệp bán lẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, đặc biệt là với các siêu thị hay các trung tâm thương mại.

Nhiều sạp giảm giá mạnh để thu hồi vốn trả mặt bằng. Ảnh: Cẩm Viên. 
Nhiều sạp giảm giá mạnh để thu hồi vốn trả mặt bằng. Ảnh: Cẩm Viên. 

Theo Savills Viet Nam, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của cuộc sống, trong phân khúc bán lẻ, hầu hết các TTTM và cả siêu thị bán lẻ đều có chính sách hỗ trợ khách thuê với việc giảm giá mặt bằng thuê từ 30% đến 100% để giữ chân khách thuê.

Nếu COVID-19 kéo dài lâu hơn trên phạm vi toàn thế giới, giả sử là 3 tháng nữa thì khả năng cao nhiều thương hiệu sẽ rơi vào tình trạng phá sản, dẫn tới việc bỏ mặt bằng kinh doanh, và các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ có thể phải đối mặt với việc phá sản nếu khả năng tài chính của công ty không vững vàng.

Tiểu thương trong chờ vào khách nội địa. Ảnh: Cẩm Viên. 
Tiểu thương trong chờ vào khách nội địa. Ảnh: Cẩm Viên. 

Trừ một số ngành có thể tận dụng phát triển ở đại dịch này như các ngành về Chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, Sản phẩm thiết yếu, dịch vụ giao hàng siêu thị, mặt hàng ăn uống bình dân... số còn lại đang vật lộn căng thẳng để tiếp tục tồn tại.

Câu hỏi nên đặt ra là bao lâu và  chiến lược của các công ty, tập đoàn, nhà bán lẻ như thế nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này là gì. Đứng trên cương vị của một nhà tư vấn đầu tư, Tiến Sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam nhận định “Chiến lược kinh doanh là yếu tố then chốt dẫn đến thành công của các nhà phát triển trung tâm thương mại.

Đó sẽ là những kế hoạch kinh doanh, định vị thương hiệu, định vị khách thuê, hay áp dụng các công cụ tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), đa dạng hóa sản phẩm…Bên cạnh đó là việc kết hợp và tăng cường mua bán online để đảm bảo được doanh thu và chi phí hoạt động của các doanh nghiệp đó tại thị trường Việt Nam”