Quang cảnh hội thảo |
Ngày 6/9 ,Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp Thành Phố Hà Nội (SCE) - Trực thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội, phối hợp cùng công ty TNHH 1C Việt Nam và Hiệp Hội Công Nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam (VASI) tổ chức hội thảo “Tối ưu vận hành - Giảm thiểu chi phí - Ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp sản xuất” tại Tòa nhà NIC, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Số 7 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội, nhằm tháo gỡ và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong sản xuất và vận hành của các doanh nghiệp, giúp họ có thể tối ưu chi phí, nâng cao hiệu quả, tập trung nâng cao doanh thu sản phẩm.
Hội thảo nhằm định hướng và gợi ý những chiến lược, hướng đi tối ưu vận hành, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc ngành sản xuất. Hội thảo cũng đưa ra những giải pháp công nghệ giúp giải bài toán cho doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế vĩ mô nhiều thách thức, hỗ trợ doanh nghiệp thích nghi và tạo nền móng vững chắc hướng tới phát triển bền vững.
Hội thảo thu hút nhiều cán bộ, chuyên gia, các đơn vị báo chí, truyền thông cùng các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, sản xuất tại Việt Nam và nước ngoài. |
Tại hội thảo này, các doanh nghiệp được học hỏi, lắng nghe chia sẻ từ những chuyên gia đã có kinh nghiệm áp dụng thành công chuyển đổi số để tối ưu hóa vận hành và giảm chi phí trong quá trình sản xuất. Thông qua việc ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể, với các tính năng linh hoạt nhằm tự động hóa công việc quản trị doanh nghiệp trong các mô hình khác nhau, doanh nghiệp có thể hiệu quả quản lý và chuẩn hóa thông tin, cùng việc tối ưu nguyên vật liệu bằng cách kiểm soát tồn kho thành phẩm, xác định thời gian cho các lệnh sản xuất hợp lý. Điều này giúp định lượng chính xác nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất, từ đó tránh lãng phí và giới hạn tình trạng hàng lỗi và thừa. Đặc biệt có thể quản lý cung ứng vật tư một cách chặt chẽ, phát hiện hàng tồn kho tối đa, tối thiểu để dự phòng vật tư, thông báo ngày cần vật tư để có thể bổ sung tự cân đối để tạo đặt đơn hàng mới, tiết kiệm nguồn nhân lực và không mắc phải tình trạng đặt quá nhiều, dẫn tới hàng tồn trong kho.
Ông Hoàng Văn Ánh chuyên gia cao cấp 1C Việt Nam chia sẻ tại hội thảo |
Doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng kiểm soát thông tin vật tư trong kho trước khi vào quy trình sản xuất, sử dụng ứng dụng quét mã vạch, seri để quản lý kho bãi một cách khoa học và tối ưu khả năng lưu trữ. Ngoài ra, việc ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể (1C:Company Management) sẽ thúc đẩy hoạt động liên phòng ban trong quy trình vận hành. Giải pháp phần mềm này có khả năng kết nối tất cả bộ phận Bán hàng - Mua hàng - Sản xuất - Kho - Tài chính - Nhân sự tiền lương - CRM trên hệ thống phần mềm duy nhất giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng tới 60% năng suất vận hành, giảm thiểu sai sót và đạt hiệu quả công việc cao hơn.
Nhằm tránh sai sót, tiện lợi hơn xác định đầu vào tiêu chuẩn trong sản xuất, phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể 1C:Company Management ứng dụng định mức nguyên vật liệu (B.O.M động). Căn cứ vào định mức B.O.M động này mà hệ thống sẽ tự động tính toán toàn bộ nhu cầu vật tư cần có để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, nhằm tạo lệnh sản xuất chính xác, tiết kiệm thời gian, nhân lực và không lãng phí nguyên vật liệu. Doanh nghiệp sản xuất có những đặc thù riêng và nhu cầu thay đổi sản phẩm theo khách hàng, các lãnh đạo sẽ cần có một phần mềm tùy chỉnh linh hoạt để có thể thích nghi với thay đổi, điều này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí hơn.
Diễn giả Nguyễn Thị Thanh Huyền- giám đốc điều hành, công ty TNHH từ vấn và đào tạo GCC chia sẻ tại hội thảo. |
Bên cạnh đó, nội dung buổi hội thảo đề cập đến sự cần thiết của xây dựng quy trình, các quy chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp sản xuất, giúp tối tối ưu chi phí, tránh thất thoát và lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp và mang lại những góc nhìn khác, những phương pháp và công cụ để giúp doanh nghiệp sản xuất quản lý tài chính một cách hiệu quả.
Hội thảo còn chia sẻ những câu chuyện, bài học về chuyển đổi số để các doanh nghiệp có thể soi chiếu, rút ra được những kinh nghiệm và con đường đúng đắn để vực dậy, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hơn thế nữa, các lãnh đạo có thể tham gia vào chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, nắm bắt được cơ hội và những bài học mới, tạo đà phát triển bền vững cho hoạt động sản xuất không chỉ trong thời kỳ kinh tế khó khăn mà còn cả tương lai lâu dài.