Vì sao đột biến lãi suất ngân hàng?

Tuần cuối tháng 6/2022, sau hai năm nới lỏng hỗ trợ nền kinh tế trước ảnh hưởng đại dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước trở lại hút bớt tiền về, quy mô lớn và tần suất liên tục.

Nhìn lại các dữ kiện lịch sử đó, vị chuyên gia trên kỳ vọng rằng những biến động tỷ giá, lãi suất liên ngân hàng hiện nay cũng sẽ sớm được Ngân hàng Nhà nước cân bằng hài hòa và sớm ổn định. Nhưng, chính sách tiền tệ đang ở giai đoạn cân não.

Khi đó, một chuyên gia trao đổi bên lề với người viết rằng: Đó có thể xem như là tạo "chứng cứ ngoại phạm" với áp lực lạm phát thôi, chứ xem chừng có thể giật cục và có bất lợi.

Chuyên gia trên nhận định áp lực lạm phát tại Việt Nam gây quan ngại nhất định, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và có những đặc điểm nội tại. Ông lưu ý thêm, một yếu tố thúc đẩy lớn là giá dầu trên thị trường thế giới đã hạ nhiệt rõ rệt, giá xăng dầu trong nước cũng đã giảm mạnh gần đây. Trong khi đó, thế giới lo ngại suy thoái đến gần chứ không hẳn lo ngại lạm phát.

Việt Nam có những đặc thù trong điều hành chính sách tiền tệ, cũng như ở lạm phát. Không xa, nhìn sang Nhật Bản, cuộc họp chính sách tuần qua cho thấy ngân hàng trung ương nước này vẫn kiên định chính sách lãi suất hỗ trợ phục hồi kinh tế. Cũng lưu ý rằng đồng Yên Nhật đã và đang mất giá kỷ lục, mức độ lớn thời gian qua. Hàm ý của chuyên gia trên là chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng đang hướng mục tiêu hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.

Việt Nam cho đến nay vẫn giữ nguyên các lãi suất điều hành, song đã có những điều chỉnh quan trọng trong điều tiết.

Một chuyên gia khác chia sẻ với người viết rằng, việc Ngân hàng Nhà nước quay lại hút bớt tiền về qua tín phiếu là một động thái "tinh chỉnh" chính sách; do chênh lệch quá lớn trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất USD cao gấp nhiều lần lãi suất VND các kỳ hạn ngắn vừa qua, cùng đó là tỷ giá USD/VND liên tiếp tăng lên.

"Tinh chỉnh" có nghĩa chỉ ngắn hạn, khi đạt được mục tiêu sẽ ngừng. Sau khi Nhà điều hành cập tấp hút bớt tiền về, lãi suất VND liên tiếp tăng nhanh trên liên ngân hàng, và đã hơn một tuần qua thiết lập trạng thái cao hơn lãi suất USD.

Ngày 25/7, lãi suất VND tiếp tục tăng vọt ở tất cả các kỳ hạn, trong đó lãi suất qua đêm đã vượt trên 3,5%. Ngân hàng Nhà nước cũng ngừng hẳn hút tiền về qua kênh tín phiếu. Thậm chí trên thị trường mở (OMO) cơ quan này đã tăng quy mô bơm ròng hỗ trợ gấp đôi so với phiên liền trước, lên 10.000 tỷ đồng và có tới 17 thành viên "khớp" gọn với lãi suất 2,5%/năm.

sau "tinh chỉnh" chính sách, Ngân hàng Nhà nước cũng đã cho thấy sự linh hoạt, uyển chuyển hơn khi lập tức đảo pha tăng hỗ trợ cân đối nguồn qua OMO, bơm ròng đã gần 20.000 tỷ đồng theo số dư lưu hành đến hôm nay. Và lãi suất hỗ trợ ở đây vẫn giữ nguyên với 2,5%, trong khi các ngân hàng vay nhau trên liên ngân hàng đã phải trả 3,68%/năm cho kỳ hạn 1 tuần. Nếu những ngày tới quy mô OMO tiếp tục mở rộng bơm ròng thì Nhà điều hành có thể tiếp tục bình ổn ở "mặt trận" lãi suất.

Trong khi đó, tỷ giá USD/VND đã có hơn một tuần dần hạ nhiệt, tiếp tục giảm trên thị trường liên ngân hàng cho đến ngày hôm nay. Tất nhiên, phía trước còn khó lường khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến chuẩn bị có thêm đợt tăng lãi suất mới.

Như các biến động liên quan đến đồng Nhân dân tệ trong năm 2015, hay đợt bình ổn tỷ giá cùng thời điểm này năm 2018, các cân đối trên thị trường tiền tệ dần ổn định và hạn chế được tác động từ thị trường liên ngân hàng lan sang thị trường 1, lần này kỳ vọng sớm ổn định cũng được đặt ra, dù điều hành chính sách hiện có phần cân não.

Không bất ngờ. Kết phiên hôm nay (25/7) thị trường mở (OMO) ghi nhận Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm ròng lượng tiền lớn hỗ trợ cân đối nguồn hệ thống; hoạt động hút bớt tiền về qua phát hành tín phiếu cũng đã ngừng hẳn.

Đã có nhiều thời điểm trong những năm gần đây thị trường biến động mạnh, rồi Ngân hàng Nhà nước cũng xử lý ổn thỏa. Lần này cũng có những điểm tương đồng.

Tổng Hợp