Ngày 23/3 (14/2/2024 âm lịch), đông đảo du khách bốn phương và người dân làng cổ Bát Tràng tề tựu về đình làng Bát Tràng để khai hội truyền thống. |
Lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng đã trở thành dấu ấn văn hóa độc đáo, nơi người làng Bát Tràng tự hào về nghề gốm truyền thống cha ông truyền lại, tưởng nhớ công lao đức tổ nghề, gửi gắm ước vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. |
Không chỉ nổi tiếng với nghề gốm – di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, Bát Tràng còn được biết đến như một ngôi làng mang những giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc, ẩn chứa qua các công trình kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, những lễ hội và nghệ thuật ẩm thực độc đáo…của một ngôi làng gần ngàn năm tuổi. Tất cả những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đó sẽ được tái hiện trong những ngày hội làng |
Hội làng Bát Tràng xưa kéo dài 15 ngày trong tháng Hai âm lịch. Ngày nay, Hội làng chỉ tổ chức trong 3 ngày, 14, 15 và 16. |
Trong buổi sáng đầu tiên của lễ hội, những nghi lễ quan trọng nhất của ngày khai hội đã được dân làng Bát Tràng thực hiện gồm dâng lễ Tam sinh (Trâu, Dê, Lợn ), dâng hương Thánh hiền, Lễ rước kiệu và Lễ cấp thủy; Lễ nhập thủy và Lễ tế thần. |
Nghi thức dâng dâng lễ Tam sinh |
Lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng năm nay ai nấy cũng đều bày tỏ sự ấn tượng với lễ rước truyền thống. |
Tương truyền rằng, lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị được diễn ra từ Miếu Bát Tràng và rước về đình Bát Tràng, buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm với cờ phướn và kiệu đỏ rực rỡ. Mâm lễ dâng lên bề trên được gọi là Tam chính gồm 1 con trâu tơ thui béo, 1 con dê thui béo, 1 con heo sữa quay. Mâm cỗ bao gồm 6 mâm cỗ mặn và 4 mâm xôi. |
Nghi thức dâng hương tế lễ là nghi lễ quan trọng nhất của ngày khai hội làng Bát Tràng |
Thông qua Hội xuân truyền thống làng gốm, dân làng cầu mong “Mưa thuận gió hòa” “Quốc thái dân an”,“ Dân sinh an lành hạnh phúc “ Sản xuất tiêu thụ hanh thông”, “Tăng cường khối đại đoàn kết”… |
Sau đó các lễ vật tam sinh được thanh niên trai tráng, người dân dâng lên |
Lễ vật đầu tiên là heo sữa quay thơm nức |
Lễ vật dâng lên thứ hai là dê thui béo |
Lễ vật đặc biệt nhất là con trâu tơ thui vàng trang trí bắt mắt |
Lễ vật được nhiều người người khoẻ mạnh cùng nhau đưa vào |
sau đó hai đoàn rước thực hiện chương trình cấp thủy, rước nước và rước bộ. |
Đoàn rước đã thực hiện nghi thức lấy nước dòng Nhị Hà vào dâng tại đình và để cúng tế cả năm. |
Phần nghi lễ được thực hiện trang nghiêm trên phà giữa lòng sông Hồng. Chủ tế lễ sau khi dâng lên thần sống sẽ đại diện cho Nhân dân xin nước thiêng từ giữa sông Hồng và lọc qua tấm vải đỏ để rước về Đình cổ Bát Tràng. |
Sau đó là lễ nhập thủy và Lễ tế thần |
Đoàn rước bộ, dâng hương tại Kim Trúc Tự, nhà thờ Bác Hồ, Đền Mẫu Bản Hương. |
Ngay sau khi khai hội, lễ rước nước, nghi thức quan trọng nhất của dân làng được nghiêm cẩn thực hiện. |
Sau dâng hương đoàn tập trung tại khu triển lãm 1.000 năm Thăng Long, thực hiện Lễ công bố và tiếp nhận quyết định của Sở Công thương; ra mắt mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, phát triển nghề gốm di sản quốc gia, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch xã Bát Tràng. |
Tại đây, ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho hay, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch về việc phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, nhằm hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn, phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển các hình thức du lịch trải nghiệm. |
Đại diện Sở Công Thương Hà Nội công bố quyết định về Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch |
Ban tổ chức cùng các lãnh đạo cắt băng khai trương Trung tâm |
Các đại biểu tham quan các sản phẩm trưng bày tại Trung tâm |
Đây sẽ là nơi để các nghệ nhân thỏa sức sáng tạo, cho ra đời những sản phẩm gốm tinh túy và đầy bản sắc của địa phương. Bên cạnh đó, điều này còn giúp giới trẻ thêm hiểu và giữ gìn nghề truyền thống của quê hương. |
Làng gốm sứ Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội là làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Gốm Bát Tràng đã trở thành thương hiệu, là địa chỉ hàng hóa đã được khẳng định chất lượng trên thị trường trong nước và quốc tế với các loại hình sản phẩm phổ biến như gốm tâm linh thờ cúng, gốm mĩ thuật trang trí, gốm gia dụng và gốm xây dựng…. |