Khi khẩu trang trở thành 'chìa khóa ngoại giao'

CHẤN HƯNG

Trước đại dịch COVID-19, Đài Loan có thể nói là nơi ứng phó sớm nhất đối với vấn đề khẩu trang. Và giờ thì khẩu trang trở thành 'vũ khí ngoại giao' của Đài Loan.

Tính đến thời điểm này, số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới đã gần đạt mức 1,3 triệu người, trong đó số ca nhiễm tại Mỹ đã vượt lên tất cả các nước với gần 340.000. Sự lan tràn của đại dịch COVID-19 cuối cùng buộc Nhà Trắng phải kiến nghị người dân ra khỏi nhà nên đeo khẩu trang nhằm tránh việc những người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng lâm sàng lây lan virus cho người khác và giảm bớt nguy cơ bản thân bị lây nhiễm. 

Trong bối cảnh đó, khẩu trang đã trở thành vật tư chiến lược hiếm có trên toàn cầu các nước đều tranh nhau mua. Tuy nhiên, sự nổi lên của vùng lãnh thổ Đài Loan với tư cách nhà sản xuất khẩu trang lớn thứ hai toàn cầu lại khiến mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan thêm nghi kỵ nhau.

Theo tờ Tin tức Thế giới ngày 5/4, Trung Quốc vốn là nước sản xuất và cung cấp khẩu trang lớn nhất thế giới. Năm ngoái, khi đại dịch COVID-19 bùng phát và Trung Quốc trở thành tâm dịch đầu tiên thì tại nước này bắt đầu xuất hiện hiện tượng vét hàng trên quy mô toàn cầu, dẫn tới tình trạng khan hiếm khẩu trang của thế giới. 

Sự thiếu hụt nguồn cung khiến khẩu trang trở thành mặt hàng 'quý hơn vàng' trong thời điểm này. 
Sự thiếu hụt nguồn cung khiến khẩu trang trở thành mặt hàng 'quý hơn vàng' trong thời điểm này. 

Trong khi đó, người Âu-Mỹ không thích đeo khẩu trang, thậm chí còn kỳ thị đối với người gốc Á đeo khẩu trang, nhưng khi lần lượt các quốc gia này trở thành tâm dịch thì việc mua khẩu trang là không thể trì hoãn. 

Hai tháng trước ở Trung Quốc từng xảy ra chuyện địa phương này chặn xe lấy khẩu trang của địa phương khác. Giờ đây ở châu Âu lại không thiếu cảnh hải quan phải xử lý các vụ việc liên quan tới khẩu trang. 

Trước đại dịch COVID-19, Đài Loan có thể nói là nơi ứng phó sớm nhất đối với vấn đề khẩu trang. Tháng 12/2019, Chính quyền hòn đảo này đã ra lệnh cấm xuất khẩu khẩu trang, dẫn tới những tranh cãi về việc chính quyền không lo lắng cho người dân vùng lãnh thổ Đài Loan ở Trung Quốc Đại lục, và Chính quyền Đài Loan đưa ra quyết định thiếu tình đồng bào giữa hai bờ eo biển. 

Thậm chí, Đài Loan đã đưa khẩu trang vào danh sách những vật tư cần quản lý, thực hiện chính sách hạn chế mua, mua theo tên thực. Đặc biệt, Đài Loan còn dốc toàn lực phát triển dây chuyền sản xuất khẩu trang, trong một tháng đã chế tạo hơn 60 máy sản xuất khẩu trang, nâng năng lực sản xuất khẩu trang từ 2 triệu chiếc/ngày lên 10 triệu chiếc/ngày và dự kiến trong tháng này sẽ đạt 13 triệu chiếc/ngày. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, Đài Loan đã trở thành nơi sản xuất khẩu trang lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc Đại lục.

Việc toàn dân đeo khẩu trang phòng dịch đã giúp vùng lãnh thổ Đài Loan trở thành một trong số ít khu vực ở Đông Á duy trì được hoạt động đến trường và xã hội vận hành bình thường. Từ nơi bị các chuyên gia Mỹ dự đoán trở thành tâm dịch thứ hai sau Trung Quốc, sau 3 tháng kiên cường bảo vệ phòng tuyến chống dịch tới nay, Đài Loan đã trở thành điển hình chống dịch trên toàn thế giới với chỉ 348 ca nhiễm COVID-19 và mới có 5 trường hợp tử vong.

  Đài Loan đã hứa tặng 10 triệu khẩu trang cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Ảnh: Reuters

Đài Loan đã hứa tặng 10 triệu khẩu trang cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Ảnh: Reuters

Việc được báo chí Âu-Mỹ liên tục đưa tin cũng khiến kinh nghiệm phòng chống dịch của Đài Loan trở thành hậu thuẫn hiệu quả trợ giúp hoạt động đối ngoại của hòn đảo này.

Có nguồn khẩu trang dồi dào, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố hòn đảo này muốn “giành cúp quốc tế”, viện trợ 10 triệu chiếc khẩu trang cho các nước bị dịch nghiêm trọng. Trong đó, Đài Loan viện trợ 7 triệu chiếc khẩu trang cho châu Âu, gồm 5,6 triệu chiếc cho Liên minh châu Âu (EU); 2 triệu chiếc khẩu trang cho Mỹ và 1 triệu chiếc khẩu trang cho các đối tác hữu hảo khác.

Kết quả là, “cục than hồng giữa mùa tuyết lạnh” đó đã nhanh chóng phát huy hiệu quả đối ngoại. Các nước Âu-Mỹ đã cảm ơn Đài Loan, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen còn nói hành động của Đài Loan chứng minh tình đoàn kết càng lớn mạnh. Việc quan chức tối cao EU công khai đề cập tới Đài Loan là hành động cực kỳ hiếm thấy trong quá khứ.

Trước đó, bà Ursula von der Leyen từng cảm ơn Trung Quốc vì cam kết tặng 2,2 triệu chiếc khẩu trang cho EU. Giờ đây, số khẩu trang Đài Loan viện trợ cho EU lớn hơn hai lần Trung Quốc, đương nhiên Bắc Kinh sẽ không hài lòng.

Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh lan tràn toàn cầu, Bắc Kinh khó lòng đưa ra những lời bình luận ác ý, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh chỉ biểu thị rằng tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, Đài Loan mong muốn giúp đỡ, mọi người đều hy vọng việc đó sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, bà Hoa Xuân Ánh cũng ngụ ý rằng nếu một người cá biệt nào đó ở Đài Loan muốn nhân tình hình dịch bệnh để chơi trò chính trị thì cần phải “tự mình phải tỉnh táo và tự trọng”.  

Các nước phương Tây cũng đã nhận ra tác dụng của khẩu trang trong việc phòng chống COVID-19 và cuống cuồng săn lùng mặt hàng này. 
Các nước phương Tây cũng đã nhận ra tác dụng của khẩu trang trong việc phòng chống COVID-19 và cuống cuồng săn lùng mặt hàng này. 

Theo tờ Tin tức Thế giới, vì vấn đề khẩu trang, hai bờ eo biển không ngừng khẩu chiến. Khi bệnh dịch ở Vũ Hán nghiêm trọng nhất, Viện trưởng Hành chính Đài Loan Tô Trinh Xương lấy lý do “tự cứu mình trước khi có thể cứu người” đã ra lệnh cấm xuất khẩu khẩu trang, mở màn cho cuộc khẩu chiến liên quan giữa hai bờ eo biển.

Dịch COVID-19 dường như đang khiến hai bờ eo biển thêm nghi kỵ nhau. Đối với Đài Loan, “ ngoại giao khẩu trang ” là chiến thuật hữu hiệu lợi cho mình cũng lợi cho người. Đài Loan có năng lực làm việc đó, đương nghiên không thể bỏ lỡ cơ hội một cách đáng tiếc. Cho dù “ngoại giao khẩu trang” không đủ để thay đổi cục diện địa chính trị, nhưng vận dụng sức mạnh mềm kiểu này sẽ giúp Đài Loan củng cố tình hữu nghị và phát triển quan hệ thực chất.

Nhà máy sản xuất khẩu trang nhanh nhất thế giới ở Trung Quốc.
Dữ liệu đang được cập nhật.

(Nguồn: TTXVN)