Đô thị hóa đã "hô biến" nhiều công trình kiến trúc có bề dày lịch sử của TP.HCM

Đó là chia sẻ đầy tiếc nối của TS. Michael Waibel – nhà địa lý học, chuyên gia lĩnh vực Quy hoạch đô thị (Trường Đại học Hamburg – Đức) tại buổi tọa đàm Chuyển hóa đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu được tổ chức tại Trường ĐH Văn Lang.

TS. Michael Waibel có gần 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các đô thị và đặc biệt quan tâm đến TP.HCM trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trong 30 năm, TS. Michael Waibel đã thu thập rất nhiều tư liệu về sự thay đổi của đô thị TP.HCM.

Theo TS. Michael Waibel, Việt Nam trong quá trình chuyển hóa đô thị đã làm mất đi một số công trình kiến trúc có bề dày lịch sử của TP.HCM, ông lấy làm tiếc vì theo sự phát triển của đô thị công trình có kiến trúc đẹp này đã không còn tồn tại mà thay vào đó là những tòa nhà hiện đại.

Việt Nam trong quá trình chuyển hóa đô thị đã làm mất đi một số công trình kiến trúc có bề dày lịch sử của TP.HCM.
Việt Nam trong quá trình chuyển hóa đô thị đã làm mất đi một số công trình kiến trúc có bề dày lịch sử của TP.HCM.

Tại tọa đàm, ông đã trưng bày 40 bức ảnh Việt Nam trong quá trình chuyển hóa đô thị, những bức ảnh đã cho thấy về sự thay đổi của Việt Nam trong vòng hơn 10 năm qua nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu

Những bức ảnh chụp cùng một địa điểm nhưng có khoảng cách thời gian hơn 10 năm TS Michael Waibel đưa người xem tìm về ký ức về một số khu vực trước đây của các thành phố như: TP.HCM, Đà Nẵng..., đồng thời cũng cho thấy sự phát triển của các đô thị với bức ảnh mới chụp trong năm 2019.

Theo TS. Michael Waibel, Việt Nam đã có sự phát triển đáng kinh ngạc qua từng bức ảnh. Tuy nhiên, TS. Michael Waibel cũng cho rằng, đối với vấn đề phát triển bền vững của các đô thị thì cần phải có cái nhìn đa chiều. Đồng thời ông cũng lưu ý, bên cạnh sự phát triển của các đô thị thường kèm theo sự biến mất của những công trình kiến trúc cổ.

Tại tọa đàm TS. Michael Waibel và các chuyên gia, nhà nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực môi trường của Trường Đại học Văn Lang đã thảo luận về tác động của chuyển đổi đô thị, của vấn đề di dân về các khu vực thành thị ảnh hưởng đến khí hậu, tác động đến môi trường đô thị, đưa ra các ý tưởng nghiên cứu và ứng dụng giải quyết vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu trong quá trình chuyển hóa đô thị.

Các chuyên gia chia sẻ về môi trường. 
Các chuyên gia chia sẻ về môi trường. 

Theo bà Lê Thị Kim Anh, PGS-TS. Trưởng khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Văn Lang, biến đổi khí hậu có những tác động trực tiếp đến cơ sở hạ tầng, giao thông nguồn nước, ngập lụt triều cường.... Và chuyển đổi của đô thị tác động đến biến đổi khí hậu. Đô thị tại TP.HCM có tốc độ phát triển khá mạnh.

Ví dụ như dân số của TP.HCM tăng mạnh trong những năm vừa qua và đã đạt đến mốc 10 triệu. TP.HCM là một trong những thành phố đi đầu trong cả nước về các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu, tuy nhiên đó vẫn chưa đủ để thích ứng với sự biến đổi khí hậu, nó chưa đạt được một cái giải pháp mang tính căn cơ.

Chúng ta cần nhiều hơn nữa những hoạt động giải quyết được phần cứng lẫn phần mềm, để những giải pháp giải quyết vấn đề môi trường mang tính hữu hiệu và dài hơi hơn, có chiến lược cụ thể và khả thi khi những tác động về biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng trực tiếp đến con người mà kinh phí dành cho môi trường lại hạn chế.

Bên cạnh Triển lãm của TS. Michael Waibel, trường Đại học Văn Lang cũng tổ chức đồng hành bằng các sản phẩm triển lãm của ngành Kiến trúc, ngành Kỹ thuật Nhiệt, ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Cố vấn môi trường, Thiết kế Xanh,… với chủ đề “Van Lang University For Future Perspective” (Trường Đại học Văn Lang và tầm nhìn cho tương lai). Đây là những sản phẩm nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trường Đại học Văn Lang về đô thị TP.HCM, sự thay đổi của đô thị, các giải pháp công nghệ và kỹ thuật ứng phó với chuyển đổi đô thị trong biến đổi khí hậu.

VIÊN VIÊN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương