Hiệp định thương mại điện tử ASEAN giúp phục hồi kinh tế hậu COVID-19

PV

Hiệp định sẽ đóng vai trò là công cụ tìm đường cho các quy tắc hiện đại về giao dịch thương mại điện tử trong khu vực và mở đường hướng tới một nền kinh tế kỹ thuật số tích hợp trong khu vực.

Ban thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho biết Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN đã có hiệu lực từ ngày 2/12 sau khi nhận được văn kiện phê chuẩn của Indonesia, theo TTXVN.

Được ký kết ngày 22/1/2019 tại Hà Nội, hiệp định đã thiết lập các nguyên tắc và quy tắc chung nhằm thúc đẩy thương mại điện tử trong khu vực phát triển và tăng cường năng lực thực hiện các nguyên tắc và quy tắc đó.

pr-scaled-pgyuiuhgzzc8yadtyqr79nswu4wn7ciwzpqy9hxqeu.jpg

Hiệp định sẽ đóng vai trò là công cụ tìm đường cho các quy tắc hiện đại về giao dịch thương mại điện tử trong khu vực và mở đường hướng tới một nền kinh tế kỹ thuật số tích hợp trong khu vực.

Việc thực thi hiệp định góp phần phục hồi kinh tế khu vực hậu đại dịch COVID-19.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, thương mại điện tử đã phát triển theo cấp số nhân và trở thành động lực chính trong quá trình chuyển đổi số.

ASEAN đang trên con đường trở thành nền kinh tế Internet trị giá 1.000 tỷ USD vào năm 2030, được thúc đẩy nhờ nền tảng người tiêu dùng và doanh nghiệp kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, sự tăng tốc trong thương mại điện tử và giao hàng thực phẩm.

Nền kinh tế Internet của ASEAN ước tính đạt 170 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa vào cuối năm 2021 và hơn 360 tỷ USD vào năm 2025, vượt xa dự báo 300 tỷ USD trước đó theo báo cáo năm 2021 về nền kinh tế điện tử Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company.