Kinh tế thế giới sẽ như thế nào sau đại dịch COVID-19?

PV (t/h)

COVID-19 đã khiến nền kinh tế toàn cầu từ trạng thái sôi động đột nhiên rơi vào tê liệt. Chỉ trong thời gian ngắn, mọi thứ đều trở nên im lìm và sự suy giảm đã vượt xa mọi tính toán của những người bảo vệ môi trường.

Cuộc khủng hoảng đã làm lộ ra kiến trúc, sai sót và các lỗi của hệ thống. Đại dịch hiện nay thực sự là một cơn địa chấn. Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem liệu lần này mọi thứ có diễn ra giống như trước hay không.

Toàn cầu hóa với chủ nghĩa tự do kiểu mới là một nhu cầu của chủ nghĩa tư bản. Sự cạn kiệt ý tưởng của mô hình Keynes khiến cho kỳ vọng về lợi nhuận tại các nước phát triển là khá ít ỏi. Họ đang phải dịch chuyển ngành sản xuất công nghiệp sang các nước có chi phí nhân công thấp, được xem như là các nhà thầu phụ.

Đại dịch  COVID-19  đã khiến nền  kinh tế thế giới  bị tê liệt, khủng hoảng nghiêm trọng.
Đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế thế giới bị tê liệt, khủng hoảng nghiêm trọng.

Với chiến lược phi công nghiệp hóa, các nước công nghiệp hướng sự tập trung vào dịch vụ trong khi vẫn giữ các ngành công nghiệp quân sự, các ngành công nghệ cao và nông nghiệp. Thực trạng đó đã khiến dòng dịch chuyển việc làm trong ngành công nghiệp cùng sự bấp bênh ở một số ngành khác đã khiến sức mua giảm, và tình trạng này cần được hỗ trợ bởi tín dụng.

Trong khi đó, sự thịnh vượng của lĩnh vực tài chính và chủ nghĩa tiêu dùng cho phép “sự yên ổn xã hội” được cứu vớt.

Công trình toàn cầu hóa giống như một ngôi nhà được xếp bằng các quân bài. Hệ thống này vận hành nhờ vào tín dụng và dịch chuyển từ bong bóng này sang bong bóng khác theo sự sắp xếp thông minh của các thầy phù thủy về tài chính.

Cuộc khủng hoảng năm 2008 gióng lên hồi chuông thực tế gay cấn. Thế giới chỉ thoát được nhờ vào việc bơm một lượng tiền khổng lồ để tái cấp vốn cho các ngân hàng - những thủ phạm chính gây ra khủng hoảng và mọi thứ lại tái diễn, dù với tốc độ chậm hơn. Các quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân đang ngập trong nợ.

Lối thoát của cuộc khủng hoảng cho thấy phiên bản tiếp theo, vì tình trạng nợ nần khó có thể chống đỡ được trong dài hạn. Và COVID-19 xuất hiện ngay sau đó. Thay vì các ngân hàng, giờ đây các doanh nghiệp và các cá nhân là những đối tượng cần được cứu khẩn cấp vào năm 2020.

  Một sòng bạc khách sạn Flamingo ở Las Vegas, Nevada, Mỹ vắng lặng vì COVID-19. Ảnh: REUTERS

Một sòng bạc khách sạn Flamingo ở Las Vegas, Nevada, Mỹ vắng lặng vì COVID-19. Ảnh: REUTERS

Hậu khủng hoảng liệu có giống nhau?

Tại châu Âu, các nhà lãnh đạo cùng hòa giọng ca ngợi tiến trình toàn cầu hóa, nói về việc dịch chuyển các công ty, tái công nghiệp hóa, tái cấu trúc nền công nghiệp và quốc hữu hóa. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại được bầu để hồi hương các doanh nghiệp về Mỹ. Kết quả đạt được còn rất khiêm tốn, bởi điều kiện tiên quyết là giảm giá nhân công và chấp nhận mức sống thấp hơn – chính là những yếu tố gây bất ổn xã hội. 

Người ta đang nói về một chủ nghĩa toàn cầu hóa tự do mới. Việc tái quốc hữu hóa trong các nền kinh tế sẽ đòi hỏi phải quốc hữu hóa các công ty, tài sản tư nhân tuân theo quy luật về lợi nhuận. "Những thỏa thuận mới" là hoàn toàn khả thi và chúng giúp thúc đẩy các nền kinh tế thông qua đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng dưới sự kiểm soát của các chính phủ.

Trong cả hai trường hợp, "mô hình" tự do sẽ chiếm ưu thế. Nếu không, khi sự rung lắc qua đi, người ta sẽ có xu hướng trở lại xu hướng toàn cầu hóa thời trước COVID-19.

Dù là ý tưởng được chấp nhận rộng rãi, chủ nghĩa toàn cầu hóa tự do mới không làm mất đi vai trò của Nhà nước. Trên thực tế, toàn cầu hóa sẽ khiến nhà nước phục vụ cho các nhu cầu của nó. Thông qua quốc gia hóa và địa phương hóa, toàn cầu hóa tiếp nhận sự chuyển tiếp của các thế lực siêu quốc gia có khả năng hỗ trợ lại cho chính quá trình này.

Chủ quyền quốc gia bị hao hụt nhân danh sự phụ thuộc lẫn nhau và phương thức "quản trị" toàn cầu. Điều đó cho thấy người ta luôn có xu hướng sử dụng phương thức này trong thời khủng hoảng. Và khủng hoảng đã trở lại vào năm 2008.

Một thực tế mới được ghi nhận trong năm 2020 với việc nổi lên nhiều tham vọng phục hồi chủ quyền. Tại châu Âu, nó như một cái bẫy với tên gọi giới hạn chung về thâm hụt ngân sách và nợ công, đến mức sự nghi ngờ bao trùm tương lai hội nhập châu Âu và đồng euro.

  Những từ có nội dung 'Chủ nghĩa tư bản là virus' được nhìn thấy tại một tòa nhà bỏ hoang khi sự lây lan của coronavirus vẫn tiếp diễn ở New Orleans, Louisiana. Mỹ. Ảnh: REUTERS  

Những từ có nội dung 'Chủ nghĩa tư bản là virus' được nhìn thấy tại một tòa nhà bỏ hoang khi sự lây lan của coronavirus vẫn tiếp diễn ở New Orleans, Louisiana. Mỹ. Ảnh: REUTERS  

Việc mọi người đều hành động vì chính bản thân mình trước đại dịch COVID-19 đã quét sạch những bài diễn văn hùng tráng nói về sự hợp tác. Các quốc gia sẽ không dễ gì để đứng chung một hàng khi mà đại dịch còn chưa được khống chế. Phần còn lại của vở kịch sẽ phụ thuộc vào kết quả tái cân bằng quốc tế.

Cuộc khủng hoảng COVID-19 là một khoảnh khắc trong cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngược lại mọi kỳ vọng, toàn cầu hóa tưởng chừng tập trung vào Mỹ nay lại đang chuyển sang thành lợi thế của Trung Quốc, nước vẫn giữ được độc lập, trở thành khu hội thảo của thế giới và nâng cao chuỗi giá trị và phân khúc công nghệ. 

Khi các nền kinh tế phương Tây đình trệ, Trung Quốc phát triển, đưa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này lên mức gần ngang với Mỹ. Giờ đây được coi là một đối thủ, Trung Quốc bắt đầu chịu áp lực từ năm 2011 và ông Trump giờ đang đẩy mạnh. Trên thực tế, những bài hùng biện chống toàn cầu hóa của ông Trump lại chính là ý chí và lời khẳng định về ưu thế của nước Mỹ trong toàn cầu hóa.

Đối mặt với đại dịch, tính hiệu quả của Trung Quốc đối lập với sự bất cẩn và nghiệp dư ở nhiều nơi mà đi đầu là nước Mỹ. Những người tự đặt mình làm mẫu hình đã bộc lộ những thiếu sót rõ ràng. Chẳng những không giúp các đồng minh, Mỹ chỉ chăm chăm lo lắng cho bản thân họ.

Nếu không có gì thay đổi, cuộc khủng hoảng là tín hiệu báo sự tiến gần của ngày chuyển giao vị trí đứng đầu trên thế giới. Các quốc gia đang ôn lại các vấn đề cơ bản về chủ quyền sẽ ít có khả năng ở lại trong không gian đồng minh của Mỹ. Một giai đoạn đánh dấu quá trình tái tổ chức ở tầm quốc tế rất có thể là một trong những hiệu ứng hệ lụy của đại dịch COVID-19.

Dữ liệu đang được cập nhật.