Nhiều nước tiếp tục siết chặt quy định hạn chế đi lại để phòng dịch COVID-19

NGỌC CHÂU (t/h)

Theo số liệu cập nhật của Worldometers đến 7h sáng 13/4 (giờ Việt Nam), số ca mắc COVID-19 trên thế giới đã lên tới 1.851.734 ca mắc và 114.177 ca tử vong, tại 211 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Sau một ngày, thế giới ghi nhận thêm 72.635 ca mắc và 5.407 ca tử vong. Đáng chú ý, một số các quốc gia thuộc tốp đầu trong vài ngày gần đây như Mỹ, Italy, Anh, Pháp, Đức đã có phần giảm về số ca mắc và tử vong trong một ngày nhưng vẫn ở mức cao.

Châu Mỹ

Tính từ 8h30 sáng 12/4 đến 7 giờ sáng 13/4, Mỹ vẫn là quốc gia có số ca mắc và tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới, với số ca mắc và tử vong mới cũng ở mức cao nhất thế giới.

Cụ thể, trong một ngày, Mỹ ghi nhận thêm 27.523 ca mắc và 1.526 ca tử vong, nâng tổng số lên 560.402 ca mắc và 22.103 ca tử vong. Mức tăng thấp hơn hàng nghìn ca mắc và hàng trăm ca tử vong so với mức tăng một ngày trước đó là 30.830 ca mắc và 1.858 ca tử vong.

Trong ngày hôm qua, theo sau Mỹ về số ca mắc và tử vong mới vẫn là Anh, số ca tử vong tại nước này tính đến sáng hôm nay đã vượt 10 nghìn người, số ca mắc tại nước này cũng đã vượt Trung Quốc. Tuy nhiên, số ca tử vong mới cũng đã giảm hàng trăm người so với mức tăng một ngày trước đó. Số ca mắc mới tại nước này vẫn tương đương với mức tăng một ngày trước đó và vẫn ở mức cao.

  Một người phụ nữ đeo mặt nạ chống giọt bắn bằng nhựa để bảo vệ trong khi dịch COVID-19 bùng phát ở Brooklyn, thành phố New York (ảnh trái) và Mọi người đi bộ ở Quảng trường Thời đại, Manhattan, phía trên là một số màn hình được chiếu sáng màu xanh lam như một phần của sáng kiến ​​
3

Một người phụ nữ đeo mặt nạ chống giọt bắn bằng nhựa để bảo vệ trong khi dịch COVID-19 bùng phát ở Brooklyn, thành phố New York (ảnh trái) và Mọi người đi bộ ở Quảng trường Thời đại, Manhattan, phía trên là một số màn hình được chiếu sáng màu xanh lam như một phần của sáng kiến ​​"Light It Blue" để tôn vinh nhân viên y tế tại thành phố New York vào ngày 9/4. Ảnh: REUTERS.

Tại Argentina, Tổng thống Alberto Fernandez đã thông báo quyết định kéo dài thời gian cách ly xã hội bắt buộc tới ngày 26/4 tại tất cả các thành phố lớn nhằm ngăn chặn dịch. Argentina hiện có 2.142 ca nhiễm COVID-19, trong đó 90 người đã tử vong.

  Tại Argentina, cảnh sát đang giám sát giao thông từ các cảnh quay của camera khi Tổng thống Argentina, ông Alberto Fernandez tuyên bố quyết định kéo dài thời gian cách ly xã hội bắt buộc tới ngày 26/4. Ảnh: REUTERS.
800x-1

Tại Argentina, cảnh sát đang giám sát giao thông từ các cảnh quay của camera khi Tổng thống Argentina, ông Alberto Fernandez tuyên bố quyết định kéo dài thời gian cách ly xã hội bắt buộc tới ngày 26/4. Ảnh: REUTERS.

Châu Âu

Giáo hoàng Francis đã lần đầu tiên phá vỡ truyền thống có từ nhiều thế kỷ nay và truyền trực tiếp (livestream) thánh lễ Phục sinh từ Quảng trường Thánh Peter ở Vatican, để cho phép 1,3 tỷ tín đồ trên toàn thế giới có thể kỷ niệm ngày lễ thiêng liêng nhất của người Công giáo trong bối cảnh lệnh phong tỏa và cách ly xã hội đang được áp dụng khắp toàn cầu. Giáo hoàng Francis đã kêu gọi thế giới nói chung và Liên minh châu Âu (EU) nói riêng đoàn kết để ứng phó với đại dịch Covid-19. Trong thông điệp, Giáo hoàng cũng gửi lời cảm ơn tới các y, bác sĩ, nhân viên y tế, những người ở tuyến đầu cuộc chiến chống dịch; kêu gọi chấm dứt xung đột và buôn bán vũ khí. 

   Chỉ có một số ít quan chức Vatican trực tiếp tham dự buổi thánh lễ của Giáo hoàng trong nhà nguyện. Ảnh: REUTERS.
giaohoang 21

 Chỉ có một số ít quan chức Vatican trực tiếp tham dự buổi thánh lễ của Giáo hoàng trong nhà nguyện. Ảnh: REUTERS.

Nhân dịp Bệnh viện St. Georg ở thành phố Leipzig của Đức vừa nhận số hàng trao tặng của Bệnh viện Quân y 175, Thị trưởng Leipzig Burkhard Jung đã gửi lời cảm ơn các đối tác Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh, trong khủng hoảng mới thấy hết tầm quan trọng của hợp tác quốc tế lâu năm. Số hàng y tế mà Bệnh viện St.Georg nhận được gồm 10.000 khẩu trang y tế, 1.000 bộ đồ bảo hộ cũng như kính bảo vệ, găng tay... Số hàng này đã được hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines vận chuyển miễn phí tới Frankfurt/Main.

Giáo hoàng Francis đã lần đầu tiên phá vỡ truyền thống có từ nhiều thế kỷ nay và truyền trực tiếp thánh lễ Phục sinh vào ngày 12/4 theo giờ Vatican, để cho phép 1,3 tỷ tín đồ trên toàn thế giới có thể kỷ niệm ngày lễ thiêng liêng nhất của người Công giáo trong bối cảnh lệnh phong tỏa và cách ly xã hội đang được áp dụng khắp địa cầu. Video: REUTERS.

Anh

Nước Anh đón nhận tin vui khi Thủ tướng Boris Johnson đã được xuất viện sau một tuần điều trị COVID-19. Ông đã gửi lời cảm ơn ngành Y tế nước này vì đã cứu mạng ông.

Trước đó, Thủ tướng Anh cũng đã bày tỏ với một người bạn về sự biết ơn của ông đối với các y bác sĩ. "Không có lời cảm ơn nào là đủ. Tôi nợ họ mạng sống của mình", ông nói.

Boris Johnson được chẩn đoán nhiễm COVID-19 hồi tháng 3. Ban đầu, ông tự cách li và điều trị tại nhà trong khi tiếp tục điều hành chính phủ từ xa. Tuy nhiên, ngày 5/4, ông phải nhập viện St Thomas vì "những triệu chứng dai dẳng". Một ngày sau đó, sức khỏe diễn biến xấu nên ông được đưa vào phòng chăm sóc tích cực. Ngày 9/4, Johnson rời phòng này nhờ hồi phục tốt nhưng vẫn tiếp tục ở lại bệnh viện để chữa trị.

Boris Johnson là lãnh đạo cấp cao đầu tiên trên thế giới phải điều trị tích cực vì COVID-19, dịch bệnh đang lan khắp thế giới và cướp đi mạng sống của hơn trăm nghìn người.

Đảo quốc sương mù đã chứng kiến số người tử vong vì COVID-19 vượt mốc 10.000 người, đưa nước này trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới.

Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: CNN.
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: CNN.

Italia

Tại Italia, thêm 4.092 ca nhiễm mới được ghi nhận, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 156.363 trường hợp. Trong đó, số ca tử vong tăng lên 19.899 trường hợp (tăng 431 ca) và số ca hồi phục là 34.211 ca (tăng 1.677 ca).

  Hình ành chụp từ trên cao cho thấy không có một bóng người. Chính phủ Italia vẫn rất mạnh tay siết chặt các quy định hạn chế đi lại. Trong ngày 11/4, hơn 12.500 trường hợp đã bị xử phạt do vi phạm quy định hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
1585565165_000-1pt1j4

Hình ành chụp từ trên cao cho thấy không có một bóng người. Chính phủ Italia vẫn rất mạnh tay siết chặt các quy định hạn chế đi lại. Trong ngày 11/4, hơn 12.500 trường hợp đã bị xử phạt do vi phạm quy định hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Số ca tử vong trong ngày tại Italia hiện ở mức thấp nhất kể từ ngày 19/3. Mặc dù vậy, Chính phủ Italia vẫn rất mạnh tay siết chặt các quy định hạn chế đi lại. Trong ngày 11/4, hơn 12.500 trường hợp đã bị xử phạt do vi phạm quy định hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo thống kê, cho đến nay, lực lượng an ninh đã tiến hành kiểm tra tổng cộng 280.717 trường hợp và 89.931 cơ sở kinh doanh thương mại, trong đó 179 cơ sở đã bị xử phạt và 35 cơ sở phải đóng cửa.

Các đường phố, nhà hàng, điểm du lịch ở Italy vắng vẻ chưa từng thấy sau lệnh phong tỏa trên khắp cả nước nhằm ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Video: Thelocal

Tây Ban Nha ghi nhận thêm 603 ca tử vong và 3.804 ca mắc, nâng tổng số lên 166.831 ca mắc và 17.209 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 525 ca tử vong và 4.754 ca mắc.

Ngoài ra, trong ngày hôm qua, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ cũng vẫn thuộc tốp các quốc gia ghi nhận ca mắc mới ở mức cao dù có phần giảm hơn so với mức tăng một ngày trước đó. Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận thêm 4.789 ca mắc và 97 ca tử vong, nâng tổng số lên 56.956 ca mắc và 1.198 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 5.138 ca mắc và 95 ca tử vong.

Đức ghi nhận thêm 2.402 ca mắc và 151 ca tử vong, nâng tổng số lên 127.854 ca mắc và 3.022 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 3.281 ca mắc và 135 ca tử vong.

Một số quốc gia khác cũng ghi nhận số ca mắc mới ở mức hàng nghìn ca, gồm: Iran (1.657 ca), Bỉ (1.629 ca), Hà Lan (1.174 ca), Canada (1.065 ca), Brazil (1.230 ca), Nga (2.186 ca).

Châu Á

Tại khu vực Đông Nam Á, tính từ 8h30 sáng 12/4 đến 7h sáng 13/4, số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục tăng cao tại Malaysia, Indonesia, Philippines và Singapore. Trong đó, ba nước Indonesia, Philippines và Singapore ghi nhận hơn 200 ca mắc mới trong một ngày.

Riêng Thái Lan tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới thấp hơn so với mức tăng một ngày trước đó.

Cụ thể, Indonesia là quốc gia ghi nhận ca mắc mới nhiều nhất và tổng số ca mắc tại nước này đã vượt 4.000. Trong ngày hôm qua, nước này ghi nhận thêm 399 ca mắc và 46 ca tử vong, nâng tổng số lên 4.241 ca mắc và 373 ca tử vong.

Theo sau là Philippines với thêm 220 ca mắc và 50 ca tử vong (mức tăng khá cao so với những ngày trước đó), nâng tổng số lên 4.648 ca mắc và 297 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này đã gần bằng số ca mắc tại Malaysia, quốc gia có số ca mắc cao nhất trong khu vực.

Singapore ghi nhận thêm 233 ca mắc, nâng tổng số lên 2.532 ca mắc và tám ca tử vong.

Malaysia ghi nhận thêm 153 ca mắc và ba ca tử vong, nâng tổng số lên 4.683 ca mắc và 76 ca tử vong.

Thái Lan ghi nhận thêm 33 ca mắc và ba ca tử vong, nâng tổng số lên 2.551 ca mắc và 38 ca tử vong.

  Nhân viên Hội Chữ thập đỏ Indonesia bên ngoài làng vận động viên Kemayoran được hoán cải thành bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: AFP.

Nhân viên Hội Chữ thập đỏ Indonesia bên ngoài làng vận động viên Kemayoran được hoán cải thành bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: AFP.

Tại Trung Đông, Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud của Saudi Arabia đã ra lệnh kéo dài lệnh giới nghiêm, trong bối cảnh quốc gia dầu mỏ phát hiện thêm 429 người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 và 7 trường hợp tử vong do Covid-19. Hiện, tổng số ca nhiễm tại Saudi Arabia là 4.462 người, trong đó có 59 ca tử vong.

Quân đội Iraq mặc một bộ đồ bảo vệ phun thuốc khử trùng để vệ sinh đường phố, trong giờ giới nghiêm. Ảnh: REUTERS.
Quân đội Iraq mặc một bộ đồ bảo vệ phun thuốc khử trùng để vệ sinh đường phố, trong giờ giới nghiêm. Ảnh: REUTERS.

Tương tự, Iraq cũng kéo dài lệnh giới nghiệm tới ngày 19/4, trong khi Jordan quyết định kéo dài lệnh phong tỏa đến cuối tháng này nhằm hạn chế sự lây lay của dịch bệnh. Trước đó, Jordan đã đóng cửa các trường phổ thông, đại học và các cơ quan thuộc chính phủ.

Iran đã mở cửa trở lại một số hoạt động kinh tế, trong khi biện pháp hạn chế di chuyển liên thành phố cũng sẽ được dỡ bỏ vào ngày 20/4 tới. Nước này ghi nhận thêm 1.657 ca nhiễm mới, đưa tổng số ca nhiễm ở nước này lên 71.686 ca, tuy nhiên, hơn 61% trong số này đã được chữa khỏi. Số ca tử vong đang là 4.474 trường hợp.

Dữ liệu đang được cập nhật.