You have an error in your SQL syntax; check the manual that corresponds to your MariaDB server version for the right syntax to use near ') order by views DESC, news_id DESC limit 2' at line 1
Nước Mỹ dưới thời Joe Biden liệu có đáng tin?

Nước Mỹ dưới thời Joe Biden liệu có đáng tin?

CHẤN HƯNG

Các bạn bè và đồng minh hiện đang rất hoài nghi Mỹ.

Sự tin tưởng vốn luôn gắn bó mật thiết với lẽ phải, còn Tổng thống Donald Trump thì nổi tiếng là người không có lý lẽ. Tất cả các tổng thống đều nói dối, nhưng chưa bao giờ ở mức độ mà có thể khiến niềm tin bị suy sụp đến như vậy.

Các cuộc thăm dò quốc tế cho thấy quyền lực mềm để tạo sức hút cho Mỹ đã bị suy yếu nghiêm trọng dưới thời Tổng thống Trump cầm quyền. Vậy liệu Tổng thống đắc cử Joe Biden có thể khôi phục lại được niềm tin đó? Trong ngắn hạn thì câu trả lời là có. Một sự thay đổi phong cách và chính sách sẽ cải thiện danh tiếng của nước Mỹ ở hầu hết các quốc gia khác.

Trump là một vị tổng thống khác biệt so với các tổng thống Mỹ còn lại. Chức vụ tổng thống là vị trí đầu tiên của ông trong chính phủ sau khi trải qua một sự nghiệp trong một thế giới được mất ngang nhau của ngành bất động sản ở Thành phố New York và trên truyền hình, nơi những tuyên bố thái quá thu hút sự chú ý của truyền thông và giúp kiểm soát chương trình.

Ngược lại, Biden là một chính trị gia đĩnh đạc với bề dày kinh nghiệm về chính sách ngoại giao được tích lũy qua nhiều thập kỷ làm việc tại Thượng viện và 8 năm làm phó tổng thống. Kể từ sau cuộc bầu cử, những tuyên bố và các quyết định bổ nhiệm đầu tiên của ông đã có một sự tác động mang tính đảm bảo với các đồng minh.

Ông Biden được kỳ vọng sẽ khôi phục lại niềm tin của thế giới đối với nước Mỹ.
Ông Biden được kỳ vọng sẽ khôi phục lại niềm tin của thế giới đối với nước Mỹ.

Vấn đề của Trump với các đồng minh không phải là khẩu hiệu “Nước Mỹ trước tiên” của ông bởi nhiệm vụ mà các tổng thống được giao phó vốn là thúc đẩy lợi ích quốc gia. Vấn đề ở đây là cách mà một vị tổng thống xác định lợi ích quốc gia. Trump đã lựa chọn những cách định hình mang tính con buôn chặt chẽ và theo lời John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump, đôi khi tổng thống còn nhầm lẫn giữa lợi ích quốc gia và lợi ích chính trị và tài chính của cá nhân ông.

Trong khi đó, nhiều tổng thống Mỹ từ thời Harry Truman đã áp dụng một quan điểm rộng rãi về lợi ích quốc gia và không hề lẫn lộn nó với lợi ích của mình. Truman coi việc giúp đỡ các nước khác cũng nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ, dù đã không giữ được lời thề là đưa tên mình vào Kế hoạch Marshall để hỗ trợ việc tái thiết châu Âu thời hậu chiến.

Trump khinh mệt các mối quan hệ đồng minh và chủ nghĩa đa phương và đã liên tục thể hiện thái độ này tại các cuộc họp của G7 hoặc NATO. Ngay cả khi ông thực hiện những hành động hữu ích trong việc chống lại các hành vi lạm dụng trong thương mại của Trung Quốc thì ông vẫn không thể tập hợp được sức ép lên nước này thay vì áp các khoản thuế lên các đồng minh Mỹ.

Các nước nhỏ hơn hiện đang tự hỏi có phải đa phần trong số họ đều đang đặt nghi vấn rằng liệu việc Mỹ chủ đích đánh vào tập đoàn công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc có phải xuất phát từ động cơ thương mại hơn là vì các mối lo ngại về an ninh hay không.

Việc Trump rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu và Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã reo giắc sự hoài nghi về bổn phận của Mỹ trong việc xử lý các mối đe dọa toàn cầu xuyên quốc gia như là biến đổi khí hậu và đại dịch. Kế hoạch quay trở lại cả hai nơi này của Biden cùng những lời đảm bảo của ông về NATO sẽ mang lại một hiệu ứng tích cực cho quyền lực mềm của Mỹ.

Tuy nhiên, Biden vẫn sẽ phải đối mặt với một vấn đề sâu sắc hơn về niềm tin. Nhiều đồng minh đang đặt câu hỏi điều gì sẽ xảy ra với nền dân chủ Mỹ. Làm thế nào để tin rằng một quốc gia từng sản sinh ra một vị lãnh đạo chính trị kỳ lạ như Trump hồi năm 2016 có thể không tạo ra một lãnh đạo khác như thế vào năm 2024 hay 2028? Liệu có phải nền dân chủ Mỹ đang suy thoái, khiến cho đất nước này trở nên không đáng tin cậy?

Trump đã khiến nhiều người dân Mỹ thất vọng trong cách xử lý nhiều vấn đề.
Trump đã khiến nhiều người dân Mỹ thất vọng trong cách xử lý nhiều vấn đề.

Sự suy yếu niềm tin vào chính phủ và các thể chế khác- điều đã giúp Trump nổi lên- không hề bắt đầu từ ông Trump. Niềm tin yếu kém vào chính phủ là một căn bệnh bao trùm nước Mỹ trong suốt nửa thế kỷ qua. Sau thành công trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ¾ người Mỹ nói rằng họ có niềm tin rất cao vào chính phủ.

Thế nhưng, tỷ lệ này đã tụt xuống chỉ còn ¼ sau cuộc Chiến tranh Việt Nam và vụ bê bối Watergate trong thập kỷ 1960 và 1970. May mắn thay, thể hiện của người dân trong các vấn đề như là đóng thuế thường tích cực hơn nhiều so với những câu trả lời của họ trong các cuộc thăm dò. 

Có lẽ biểu hiện rõ ràng nhất của sự suy yếu sức mạnh và sự bền bỉ của nền văn hóa dân chủ Mỹ chính là cuộc bầu cử 2020. Bất chấp một đại dịch tồi tệ nhất trong thập kỷ và những dự báo tiêu cực nhất về những điều kiện bỏ phiếu đầy hỗn độn, một số lượng kỷ lục cử tri vẫn đi bầu và hàng nghìn quan chức địa phương của cả đảng Cộng hòa, Dân chủ lẫn cử tri độc lập- những người điều hành cuộc bầu cử- coi tính vô tư trong các nhiệm vụ của họ là bổn phận của một công dân.

Tại Georgia, nơi Trump để thua với khoảng cách sít sao, Thư ký bang của đảng Cộng hòa chịu trách nhiệm giám sát bầu cử đã bác bỏ những lời chỉ trích vô căn cứ của ông Trump cùng các thành viên Cộng hòa khác, đồng thời tuyên bố rằng “nguyên tắc sống của tôi là những con số không biết nói dối”.

Trong khi đó, các thành viên đảng Cộng hòa tại bang Michigan và Pennsylvania cũng phản đối những nỗ lực yêu cầu các nhà lập pháp của bang hủy bỏ kết quả bầu cử. Trái ngược với những dự báo của phe cánh tả về sự sụp đổ và những dự báo của cánh hữu về sự gian lận, nền dân chủ Mỹ vẫn chứng tỏ sức mạnh và truyền thống lâu đời của mình.

Tuy nhiên người Mỹ, bao gồm cả Biden, vẫn sẽ phải đối mặt với những mối lo ngại của các đồng minh về việc liệu có thể tin là Mỹ sẽ không bầu cho một Trump khác vào năm 2024 hay 2028 tới hay không. Họ nhấn mạnh vào sự chia rẽ của các đảng phái chính trị, việc Trump từ chối chấp nhận thất bại và các lãnh đạo đảng Cộng hòa trong Quốc hội từ chối lên án hành vi của ông hay thậm chí không thừa nhận chiến thắng của Biden.

Joe Biden được kỳ vọng là người hàn gắn nước Mỹ với các đồng minh.
Joe Biden được kỳ vọng là người hàn gắn nước Mỹ với các đồng minh.

Trump đã sử dụng nền tảng cử tri nồng nhiệt của mình để giành quyền kiểm soát đảng Cộng hòa bằng cách đe dọa củng cố những thách thức cơ bản với những thành phần ôn hòa không đi theo ủng hộ ông. Nhiều nhà báo ghi nhận rằng khoảng một nửa thành viên đảng Cộng hòa trong Thượng viện coi thường Trump, nhưng cũng rất e dè ông.

Nếu Trump cố gắng duy trì quyền kiểm soát đảng này sau khi rời Nhà Trắng, Biden sẽ phải đối diện với một nhiệm vụ khó khăn là làm việc với một Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.

May mắn cho các đồng minh của Mỹ là mặc dù các kỹ năng chính trị của Biden sẽ bị thách thức, song Hiến pháp Mỹ dành nhiều thời gian cho tổng thống trong vấn đề đối ngoại hơn là đối nội, vì vậy những cải thiện về hợp tác trong ngắn hạn sẽ trở thành hiện thực.

Thêm vào đó, khác với năm 2016 khi Trump đắc cử, một cuộc thăm dò của Hội đồng Chicago về các Vấn đề Toàn cầu mới đây đã chỉ ra rằng 70% người Mỹ muốn có một chính sách đối ngoại mang tính hợp tác và hướng ra bên ngoài nhiều hơn- một tỷ lệ cao kỷ lục.

Tuy nhiên, vấn đề về lâu dài rằng liệu các đồng minh có thể tin tưởng là Mỹ sẽ không sản sinh ra thêm một Trump nữa hay không vẫn chưa thể tìm ra lời giải một cách hoàn toàn chắc chắn. Rất nhiều thứ sẽ phải phụ thuộc vào sự kiểm soát đại dịch, khôi phục nền kinh tế và năng lực của Biden trong việc xử lý tình trạng phân cực chính trị tại đất nước này.

(Nguồn: TTXVN)