Thảm kịch khủng bố 11/9 - nỗi ám ảnh kinh hoàng với nước Mỹ

Loạt vụ tấn công kinh hoàng nhằm vào nước Mỹ năm 2011 đã khiến cả thế giới chấn động và bàng hoàng.

Ngày thứ Ba 11/9/2001 là một ngày lịch sử đối với nước Mỹ. Loạt vụ tấn công kinh hoàng với 4 máy bay thương mại bị những kẻ khủng bố khống chế đã đâm vào các mục tiêu, trong đó có tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới ở thành phố New York.

Lúc 8h46, chuyến bay 11 của hãng American Airlines - trên đường tới Los Angeles, bị các phần tử khủng bố al-Qaeda cướp tại sân bay Boston - đâm thẳng vào tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới. Tòa nhà này đã bốc cháy với khói đen cuồn cuộn. 

  Chuyến bay 175 United Airlines lao thẳng vào tòa tháp thứ 2 của Trung tâm Thương mại Thế giới. Ảnh: AP

Chuyến bay 175 United Airlines lao thẳng vào tòa tháp thứ 2 của Trung tâm Thương mại Thế giới. Ảnh: AP

17 phút sau khi chiếc máy bay thứ 2, số 175 của United Airlines, đâm vào tòa tháp phía nam lúc 9h03.  Đúng 10h30, tòa tháp đôi đổ sập.

Chuyến bay 77 của American Airlines bị bọn không tặc đâm thẳng vào tòa nhà của Lầu Năm Góc ở Virginia lúc 9h37. Chuyến bay 93 của United Airlines thì lao xuống một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania, lúc 10h03.

Con số thương vong lên đến hơn 2000 người trong vòng chưa đầy 2 tiếng đồng hồ trong đó có cả lính cứu hỏa, cảnh sát, cứu hộ. Những thông tin và hình ảnh thảm kịch khủng khiếp này đã mau chóng lan truyền khắp toàn cầu. 

Thời điểm đó, kẻ tình nghi chính là mạng lưới khủng bố al-Qaeda dưới sự chỉ huy của Osama bin Laden, Mỹ đã phát động chống khủng bố và xâm lược Afghanistan để lật đổ Taliban, lực lượng bảo trợ và che giấu al-Qaeda. Đến năm 2004, tổ chức này mới nhận trách nhiệm và tuyên bố lý do là vì Mỹ ủng hộ Israel, triển khai quân tại Ảrập Xêút và trừng phạt Iraq.

Sau gần một thập niên lẩn trốn, trùm khủng bố này đã bị đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ tiêu diệt tại Pakistan vào tháng 5/2011.

Thảm kịch khủng bố 11/9 - nỗi ám ảnh kinh hoàng với nước Mỹ
  Khói bốc lên và những mảnh vỡ văng tung tóe từ tháp nam của Trung tâm Thương mại thế giới khi tòa nhà đổ sập. Ảnh: AP

Khói bốc lên và những mảnh vỡ văng tung tóe từ tháp nam của Trung tâm Thương mại thế giới khi tòa nhà đổ sập. Ảnh: AP

  Bức ảnh này được biết đến với tựa đề

Bức ảnh này được biết đến với tựa đề "Người đàn ông đang rơi". Một người không rõ danh tính đã ngã từ tháp bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới khi tòa nhà bị tấn công. Ảnh: AP

  Trung tâm Thương mại Thế giới đổ sập ngày 11/9/2001. Ảnh: Alamy

Trung tâm Thương mại Thế giới đổ sập ngày 11/9/2001. Ảnh: Alamy

  Lính cứu hỏa và một người dân rời khỏi hiện trường. Ảnh: NY Daily News Archive

Lính cứu hỏa và một người dân rời khỏi hiện trường. Ảnh: NY Daily News Archive

  Đặc vụ Thomas Armas vác một người phụ nữ bị thương ra xe cứu thương sau khi Trung tâm Thương mại Thế giới đổ sập. Ảnh: NY Daily News Archive

Đặc vụ Thomas Armas vác một người phụ nữ bị thương ra xe cứu thương sau khi Trung tâm Thương mại Thế giới đổ sập. Ảnh: NY Daily News Archive

Cựu chánh văn phòng Nhà Trắng Andy Card thông báo cho Tổng thống George W. Bush về vụ khủng bố ở Trung tâm Thương mại Thế giới khi ông đang thăm trường tiểu học Emma E. Booker ở Sarasota, Florida. Ảnh: AAP
Cựu chánh văn phòng Nhà Trắng Andy Card thông báo cho Tổng thống George W. Bush về vụ khủng bố ở Trung tâm Thương mại Thế giới khi ông đang thăm trường tiểu học Emma E. Booker ở Sarasota, Florida. Ảnh: AAP
  Hình ảnh từ trên cao được hãng ABC News ghi lại.

Hình ảnh từ trên cao được hãng ABC News ghi lại.

Các đặc vụ FBI, lính cứu hỏa, nhân viên cứu hộ và kỹ sư làm việc tại hiện trường .
Các đặc vụ FBI, lính cứu hỏa, nhân viên cứu hộ và kỹ sư làm việc tại hiện trường .
  Chuyến bay 93 của United Airlines lao xuống một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania. Ảnh: History.com

Chuyến bay 93 của United Airlines lao xuống một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania. Ảnh: History.com

Thanh Mai

Liệu 'vũ khí hạt nhân tài chính' có đẩy nhanh tiến trình phi USD hóa?

Liệu 'vũ khí hạt nhân tài chính' có đẩy nhanh tiến trình phi USD hóa?

Việc loại Nga ra khỏi hệ thống thương mại là điều chưa từng có tiền lệ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt là trong bối cảnh các nền kinh tế phương Tây đối diện với thách thức lạm phát leo thang.