7 cách thiết kế đơn giản nhưng nổi bật cho hành lang nhỏ hẹp

Hành lang là khu vực nhiều người đi lại, cũng là không gian thư giãn lý tưởng của gia đình. Vì thế, thiết kế một không gian đẹp cho hành lang cũng là vấn đề quan trọng trong thiết kế nội thất nhà.

Hành lang vốn có diện tích không lớn lắm, nhưng nhiều người ngại hoặc chưa biết cách thiết kế hành lang đẹp. Bởi hành lang là lối đi, so với những khu vực khác trong nhà thì hành lang ít khi được chú trọng trang trí, decor. 

Ngoài ra, nếu bạn không biết cách bố trí hoặc chọn nhầm đồ trang trí hành lang, có thể vừa làm ảnh hưởng đến phong thủy căn nhà, vừa làm món đồ trang trí nhanh hư hỏng.

7 cách thiết kế đơn giản nhưng nổi bật cho hành lang nhỏ hẹp - Ảnh 1.

Không gian hành lang sẽ để lại ấn tượng đầu tiên khi bước vào ngôi nhà. Từ lưu trữ đến màu sắc, giấy dán tường đến sàn nhà, có rất nhiều thủ thuật và mẹo có thể biến hành lang tẻ nhạt thành không gian mang phong cách độc đáo, làm tăng thêm vẻ đẹp của ngôi nhà.

7 cách thiết kế đơn giản nhưng nổi bật cho hành lang nhỏ hẹp - Ảnh 2.

Tùy vào diện tích hành lang rộng hay hẹp mà chúng ta sẽ có những cách trang trí, thiết kế khác nhau. Một hành lang quá hẹp sẽ làm ngôi nhà có cảm giác bị u ám, trong khi một hành lang quá rộng lại gây lãng phí không gian nhà. Với một căn nhà có diện tích phổ biến thì chiều rộng của hành lang thường giao động khoảng từ 1m đến 1m6 là hợp lý nhất.

7 cách thiết kế đơn giản nhưng nổi bật cho hành lang nhỏ hẹp - Ảnh 3.

Màu sắc nền

Là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thiết kế hàng lang. Bởi màu sắc ảnh hưởng trực tiếp đến sinh khí và sắc thái của ngôi nhà. Theo các chuyên gia thiết kế nội thất nhà ở thì hành lang nên có màu sẫm làm nền, vì nó thể hiện sự vững chắc và ổn định. Vì vậy nếu gia đình bạn sử dụng thảm hoặc gạch lát nền cho hành lang thì nên có viền sẫm màu ở phía ngoài và nhạt dần vào phía trong với ngụ ý về tài khí hội tụ.

7 cách thiết kế đơn giản nhưng nổi bật cho hành lang nhỏ hẹp - Ảnh 4.

Theo nhiều chuyên gia, bạn nên tránh sử dụng họa tiết sắc nhọn để làm nền cho hành lang. Bởi những họa tiết này mang đến điều không may, sinh khí xấu, ảnh hưởng không tốt đến phong thủy ngôi nhà. Bạn nên sử các họa tiết nhã nhặn, tươi sáng để mang tài lộc, may mắn vào nhà.

Đèn treo tường trang trí

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng đèn treo tường thích hợp trang trí hành lang lối vào nhà. Tùy vào phong cách thiết kế nội thất nhà mà bạn có thể chọn cho mình mẫu đèn phù hợp để thiết kế hành lang.

7 cách thiết kế đơn giản nhưng nổi bật cho hành lang nhỏ hẹp - Ảnh 5.

Màu sắc cửa

Nếu bạn đang sử dụng màu sắc trên cửa làm điểm nhấn thì hãy chọn màu sàn trung tính để tránh sử dụng quá nhiều màu - hãy tìm những loại gạch có hoa văn đơn giản.

7 cách thiết kế đơn giản nhưng nổi bật cho hành lang nhỏ hẹp - Ảnh 6.

Màu sắc tường hành lang

Tường hành lang lối vào bạn nên chọn những tông màu tươi sáng hoặc tông trung bình. Không nên dùng những gam màu tối, cũng không nên dùng màu gam quá sáng để tránh mang đến cảm giác lạnh lẽo hoặc quá choáng ngợp cho hành lang. 

Sự trung hòa về màu sắc thiết kế tường hành lang sẽ mang đến cảm giác hài hòa, dễ chịu cho toàn bộ lối đi vào nhà.

7 cách thiết kế đơn giản nhưng nổi bật cho hành lang nhỏ hẹp - Ảnh 7.

Chậu cây xanh

Hành lang là không gian thích hợp nhất để bạn mang không gian xanh vào nhà, đặc biệt là khi bạn không có khoảng sân vườn. Bố trí vài chậu cây lớn dọc hành lang, trang trí kệ treo tường trên tường hành lang bằng chậu cây nhỏ là hai cách thiết kế hành lang đẹp bằng cây xanh.

7 cách thiết kế đơn giản nhưng nổi bật cho hành lang nhỏ hẹp - Ảnh 8.

Đặt gương hành lang

việc đặt gương ở vị trí thích hợp sẽ giúp luân chuyển năng lượng và các luồng khí trong nhà một cách dễ dàng. Trang trí gương cũng là cách tăng thêm chiều sâu, vẻ mỹ quan cho không gian ngôi nhà.

7 cách thiết kế đơn giản nhưng nổi bật cho hành lang nhỏ hẹp - Ảnh 9.

Đặt kệ sách hoặc ghế dài

Một chiếc ghế dài hoặc kệ sách trang trí hành lang sẽ tạo nên nét độc đáo và thú vị cho hành lang lối vào nhà bạn đấy.

7 cách thiết kế đơn giản nhưng nổi bật cho hành lang nhỏ hẹp - Ảnh 10.

Lưu ý

Đầu tiên bạn không nên bố trí hành lang ngay dưới xà ngang. Vì theo phong thủy, xà ngang có gây nên cảm giác ức chế cho người sống trong nhà. Nếu bắt buộc có xà ngang, bạn nên lắp thêm trần thạch cao để hài hòa phong thủy.

Không nên thiết kế hành lang đâm thẳng vào một phòng riêng biệt nào đó hoặc làm hành lang cụt. Bởi hành lang có vai trò dẫn khí, nên bạn phải đảm bảo dựa khí tốt phân bổ đều khắp gian nhà. Đồng thời cũng cần nối hành lang với khoảng trống rộng rãi, thông thoáng như sảnh chung, giếng trời,…

MỘC MIÊN (t/h)