Cầu Long Biên
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, cầu được người pháp xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành vào năm 1902 dưới thời toàn quyền Đông Dương. |
Trải qua 121 chứng kiến bao thăng trầm của những biến cố lịch sử cây cầu vẫn hiên ngang đứng đó và là một phần không thể thiếu trong việc kết nối giao thông của khu vực nội đô với các quận huyện ngoại thành. |
Cầu được thiết kế có 1 đường sắt đơn ở giữa và 2 làn đường 2 bên cho người đi bộ và xe cơ giới, với chiều dài 1680 mét Cầu Long Biên gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cùng lối kiến trúc độc đáo |
Công trình từng được mệnh danh là tháp Eiffel nằm ngang của Hà Nội, hơn cả một công trình giao thông Cầu Long Biên được coi là một chứng nhân lịch sử, một địa điểm không thể bỏ qua của mỗi du khách khi tới Thủ đô |
Mặc dù đã có nhiều cây cầu khác được xây dựng nhưng nhiều người vẫn giữ thói quen đi Cầu Long Biên, một phần để chiêm ngưỡng những dấu ấn thời gian, một phần muốn tận hưởng cảm giác sống chậm giữa chốn thành phố ồn ào đông đúc |
Cầu Thăng Long
Cầu Thăng Long là cây cầu thứ 2 được xây dựng bắc qua sông Hồng tại vị trí km6+300, lúc đầu nằm trong Tổng thể đầu mối đường sắt khu vực Hà Nội do Liên Xô giúp đỡ xây dựng quy hoạch, cầu được khánh thành vào năm 1985 sau 11 năm xây dựng với nhiều biến cố |
Tổng chiều dài của cầu khoảng hơn 3km, cầu được thiết kế gồm 2 tầng, tầng trên dành cho xe ô tô, tầng dưới dành cho xe cơ giới và tàu hoả. |
Cầu Thăng Long có tầm quan trọng khi nối liền giao thông giữa huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm của Hà Nội, và cảng hàng không quốc tế Nội Bài. |
Cây cầu này có quy mô lớn vào loại bậc nhất Đông Nam Á thời bấy giờ và là công trình thế kỷ của quan hệ Liên Xô - Việt Nam. |
Cầu Chương Dương
Cầu Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1 cũ tại km170+200, địa phận Hà Nội, nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. |
Cầu được khởi công vào năm 1983 và khánh thành năm 1985, đây là cây cầu lớn lần đầu tiên hoàn toàn do phía Việt Nam tự thiết kế và thi công mà không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Tại cây cầu này các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác. |
Hiện trên hai đầu nhịp cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc tên cầu và thời gian thi công (Cầu Chương Dương - 10.1983 - 6.1985). Cầu có chiều dài 1230 mét với 11 nhịp thép, 10 nhịp bê tông chia làm 4 làn xe chạy 2 chiều và được xây dựng thêm hệ thống vòng xoay đầu phía nam của cầu |
Hiện nay cầy cầu vẫn đang bền bỉ phục vụ giao thông Thủ đô với tần suất lớn khi lượng phương tiện ngày càng tỉ lệ thuận với sự phát triển của xã hội |
Cầu Thanh Trì
Cầu Thanh Trì là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam tại thời điểm hoàn thành với nhiều ứng dụng công nghệ mới. |
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án các cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng. |
Cây cầu nằm trên lý trình Km 164 + 646 Quốc lộ 1 và đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông nối quận Hoàng Mai với huyện Gia Lâm, bắt đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1 tại Pháp Vân (Hoàng Mai), cắt đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại Thạch Bàn, Long Biên, điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Cổ Bi (Gia Lâm). |
Với chiều rộng hơn 33m, dài 3km, cầu Thanh Trì đã hoàn thành tốt nhiệm vụ nối liền QL1, QL5 tạo thuận lợi cho giao thương của Hà Nội với các tỉnh kinh tế trọng điểm của phía bắc |
Cầu Vĩnh Tuy
Cầu Vĩnh Tuy có điểm đầu ở địa phận phường Vĩnh Tuy, thành phố Hà Nội, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên. Đây là cây cầu góp phần hoàn chỉnh quy hoạch đường vành đai 2 của Hà Nội, là tuyến giao thông huyết mạch của Thủ đô, đồng thời, góp phần rút ngắn lộ trình từ trung tâm thành phố ra quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh khoảng 3km |
Cầu có tổng chiều dài là 5.830m, trong đó phần cầu chính vượt sông dài 3.778m. Mặt cầu Vĩnh Tuy hiện rộng 19,25m, đã được quy hoạch mở rộng trong giai đoạn hai là 38m, trở thành cầu rộng nhất Việt Nam. |
Cầu được kết cấu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực gồm 77 nhịp, phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990m, đặt trên 2 mố và 76 trụ, trong đó 6 nhịp thông thuyền giữa sông dài 135m/nhịp. Mặt cắt ngang của các tuyến đường chính hai đầu cầu rộng 60m (đây cũng là khổ cầu bê tông lớn nhất hiện nay tại Việt Nam). |
Cầu Vĩnh Tuy là một trong những công trình trọng điểm của thành phố nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Công trình có mức đầu tư với kinh phí gần 3.600 tỷ đồng được khánh thành năm 2010. Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu rộng nhất Việt Nam, đạt kỷ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam. Đặc biệt Dự án Cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2) đang trong quá trình gấp rút hoàn thành và là công trình rất quan trọng, giúp giảm tải nhu cầu đi lại rất lớn của người dân, kết nối giữa các tỉnh, quận, huyện phía Đông của Hà Nội với trung tâm nội thành dự kiến Cầu Vĩnh Tuy sẽ thông xe trước 2/9/2023. |
Cầu Nhật Tân
Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng hiện đại là biểu hiện của tình hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản. |
Được khánh thành vào năm 2015 sau 6 năm thi công, cầu Nhật Tân nằm chính giữa cầu Long Biên và cầu Thăng Long là một trong số ít cây cầu dây văng liên tục nhiều nhịp nhất trên thế giới. Cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 9,17 km, trong đó phần cầu chính là 3,9 km (đoạn cầu vượt sông Hồng chiếm 1,5 km) và phần cầu dẫn dài 5,27 km. |
Với vị trí đắc địa có tầm quan trọng trong việc kết nối khu vực trung tâm Hà Nội, với đường cao tốc mới như cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các khu công nghiệp ở phía bắc |
Cầu Nhật Tân được xây dựng bằng nhiều công nghệ hiện đại lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam |
Cầu Nhật Tân được xây dựng có nhiều ý nghĩa quan trọng trong lưu thông phát triển kinh tế của Thủ đô. Việc xây cầu Nhật Tân kết nối với tuyến đường Nhật Tân tạo nên tuyến huyết mạch thống nhất giữa sân bay quốc tế Nội Bài và trung tâm thành phố Hà Nội. Đồng thời giúp giảm áp lực giao thông cho nhiều cây cầu khác đặc biệt là cầu Thăng Long, cũng như rút ngắn thời gian di chuyển. |
Cầu Đông Trù là cây cầu không bắc qua Sông Hồng những giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kết nối giao thông, phát triển kinh tế nối liền quận Đông Anh với quận Long Biên và giao thương với nội đô Hà Nội.
Cầu Đông Trù là một cây cầu bắc qua sông Đuống, nằm trên quốc lộ 5 kéo dài, nối xã Đông Hội, huyện Đông Anh ở phía bắc Hà Nội và phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên ở phía Nam Hà Nội. Cầu nằm về phía tây của Cầu Đuống. |
Cầu Đông Trù rộng 55 mét, dài 1.240 mét, trong đó cầu chính dài 500 mét, được xây dựng theo kiểu vòm ống thép. Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 10/9/2006 và chính thức khánh thành ngày 9/10/2014 sau 8 năm thi công, tính đến 2022, đây là cầu rộng nhất Việt Nam |
Cầu Đông Trù là cây cầu đầu tiên tại Việt Nam được thi công theo phương án vòm ống thép nhồi bê tông, cầu bắc qua sông Đuống, tiếp nối trục đường quốc lộ 5 nối phường Ngọc Thụy của quận Long Biên sang địa bàn xã Đông Hội thuộc huyện Đông Anh. |
Từ khi cầu Đông Trù đi vào hoạt động, đã giúp việc di chuyển giữa 2 bờ sông Hồng, sông Đuống trở nên thuận tiện, góp phần giải tỏa lượng giao thông liên tỉnh từ hướng Hải Phòng, Quảng Ninh đi các tỉnh phía Tây và Tây Bắc Hà Nội. |