Hoa tươi giảm giá kịch đáy, mất mùa, ế khách người dân làng hoa Tây Tựu chặt bỏ trồng rau

Hoàng Toàn

Tết đang đến cận kề nhưng người dân làng hoa Tây Tựu như đang “Ngồi trên đống lửa” vì giá hoa giảm tận đáy cũng vẫn không có người mua đành chặt bỏ trồng rau.
Theo khảo sát của PNM, tại một số vườn hoa của Làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhiều gia đình lao đao vì giá hoa rẻ. Thời tiết khiến hoa khó tiêu thụ và vận chuyển, thương lái hủy đơn hàng, người làng hoa rơi vào cảnh
Theo khảo sát của PNM, tại một số vườn hoa của Làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhiều gia đình lao đao vì giá hoa rẻ. Thời tiết khiến hoa khó tiêu thụ và vận chuyển, thương lái hủy đơn hàng, người làng hoa rơi vào cảnh "hoa cười, người khóc".
Nhìn những luống hoa tự tay chăm bẵm cả năm trời giờ lại chuẩn bị bỏ không, bà Nguyễn Thị Mùi ở phường Tây Tựu cho biết, trong mấy ngày nay, dù chuẩn bị đầu tháng nhưng hoa cúc dù giá rẻ vẫn không có người mua.
Nhìn những luống hoa tự tay chăm bẵm cả năm trời giờ lại chuẩn bị bỏ không, bà Nguyễn Thị Mùi ở phường Tây Tựu cho biết, trong mấy ngày nay, dù chuẩn bị đầu tháng nhưng hoa cúc dù giá rẻ vẫn không có người mua.
“Buồn lắm, cúc rẻ bèo cũng không có người mua, ai đời hoa cúc 30 nghìn đồng/50 bông trong khi tầm này năm ngoái đã bán được 4-5 nghìn đồng/bông. Làm cả năm chỉ trông chờ vào hoa, nhà nào cũng trồng 4-5 sào nhưng giờ đã mất mùa còn mất công phá để lấy đất trồng rau ăn tết”, bà Mùi nói.
“Buồn lắm, cúc rẻ bèo cũng không có người mua, ai đời hoa cúc 30 nghìn đồng/50 bông trong khi tầm này năm ngoái đã bán được 4-5 nghìn đồng/bông. Làm cả năm chỉ trông chờ vào hoa, nhà nào cũng trồng 4-5 sào nhưng giờ đã mất mùa còn mất công phá để lấy đất trồng rau ăn tết”, bà Mùi nói.
Xót xa những ruộng hoa bị người dân chặt bỏ la liệt chuẩn bị trồng rau
Xót xa những ruộng hoa bị người dân chặt bỏ la liệt chuẩn bị trồng rau
Hoa tươi giảm giá kịch đáy, mất mùa, ế khách người dân làng hoa Tây Tựu chặt bỏ trồng rau
Cũng như bà Mùi, gia đình ông Nguyễn Văn Thành dồn lực cho vụ hoa Tết nhưng cũng đang đứng trước nguy cơ trắng tay. Dự kiến gia đình ông sẽ cung cấp ra thị trường gần 5 sào hoa cúc nhưng vụ trước đã phá bỏ hơn một nửa. Vụ này giờ mới bắt đầu đánh thuốc để gỡ gạc trông chờ vào vụ Tết khởi sắc hơn.
Cũng như bà Mùi, gia đình ông Nguyễn Văn Thành dồn lực cho vụ hoa Tết nhưng cũng đang đứng trước nguy cơ trắng tay. Dự kiến gia đình ông sẽ cung cấp ra thị trường gần 5 sào hoa cúc nhưng vụ trước đã phá bỏ hơn một nửa. Vụ này giờ mới bắt đầu đánh thuốc để gỡ gạc trông chờ vào vụ Tết khởi sắc hơn.
Ông Thành nhẩm tính nếu không phát sinh ổ dịch, giá hoa cúc sẽ dao động khoảng 5 nghìn đồng/cành, trừ chi phí công nhân, giống, phân bón… người trồng có thể thu lãi hơn 2 nghìn đồng/cành. Gia đình có 5 sào hoa, vụ Tết cung cấp gần 15 vạn cây, ước tính thu 500 triệu. Nhưng mọi kịch bản, viễn cảnh thay đổi chóng mặt khiến giá hoa rớt thảm.
Ông Thành nhẩm tính nếu không phát sinh ổ dịch, giá hoa cúc sẽ dao động khoảng 5 nghìn đồng/cành, trừ chi phí công nhân, giống, phân bón… người trồng có thể thu lãi hơn 2 nghìn đồng/cành. Gia đình có 5 sào hoa, vụ Tết cung cấp gần 15 vạn cây, ước tính thu 500 triệu. Nhưng mọi kịch bản, viễn cảnh thay đổi chóng mặt khiến giá hoa rớt thảm.
Hoa chặt bỏ chất đống mọi nơi
Hoa chặt bỏ chất đống mọi nơi
Năm nay, ảnh hưởng của nền kinh tế và thời tiết nên hoa Tây Tựu xấu hơn, hoa Đà Lạt rẻ, lại đẹp vận chuyển ra dễ dàng nên khiến giá hoa cúc dù rẻ cũng không bán ra được.
Năm nay, ảnh hưởng của nền kinh tế và thời tiết nên hoa Tây Tựu xấu hơn, hoa Đà Lạt rẻ, lại đẹp vận chuyển ra dễ dàng nên khiến giá hoa cúc dù rẻ cũng không bán ra được.
Theo người dân làng Tây Tựu tính toán, mỗi 1 sào hoa cúc để mà đẹp ưng ý bán ra thì đầu tư vào 10 triệu tiền thuốc còn công sức bỏ ra chưa kể.
Theo người dân làng Tây Tựu tính toán, mỗi 1 sào hoa cúc để mà đẹp ưng ý bán ra thì đầu tư vào 10 triệu tiền thuốc còn công sức bỏ ra chưa kể.
Mới phá bỏ 2 sào, gia đình bà Đặng Thị Lý (Tây Tựu) cũng rơi vào cảnh tương tự. Tâm sự với Phóng viên, gạt nước mắt bà Lý cho biết: Khổ lắm, trông chờ vào vụ hoa mà giờ ra nông nỗi này đây, người ta nói lấy công làm lãi mà giờ tôi mất cả chì lẫn chài rồi. Con gái thấy thương cho 1 triệu tiền ăn tôi mua ít giống cây su hào trồng vào đây không biết 2 tháng nữa có được ăn không.
Mới phá bỏ 2 sào, gia đình bà Đặng Thị Lý (Tây Tựu) cũng rơi vào cảnh tương tự. Tâm sự với Phóng viên, gạt nước mắt bà Lý cho biết: Khổ lắm, trông chờ vào vụ hoa mà giờ ra nông nỗi này đây, người ta nói lấy công làm lãi mà giờ tôi mất cả chì lẫn chài rồi. Con gái thấy thương cho 1 triệu tiền ăn tôi mua ít giống cây su hào trồng vào đây không biết 2 tháng nữa có được ăn không.
Theo thống kê, hiện phường có 287,4ha đất trồng hoa. Tỷ lệ các hộ gia đình trồng hoa trên địa bàn phường chiếm 57%. Để mở rộng sản xuất, bà con nhân dân trên địa bàn phường còn thuê đất ở các huyện khác trên địa bàn Hà Nội như Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Mê Linh… với tổng diện tích 412ha để trồng hoa.
Theo thống kê, hiện phường có 287,4ha đất trồng hoa. Tỷ lệ các hộ gia đình trồng hoa trên địa bàn phường chiếm 57%. Để mở rộng sản xuất, bà con nhân dân trên địa bàn phường còn thuê đất ở các huyện khác trên địa bàn Hà Nội như Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Mê Linh… với tổng diện tích 412ha để trồng hoa.