“Khi còn bé, tôi vẫn nhớ mẹ tôi hay mặc váy ngắn và dẫn chúng tôi tới rạp chiếu phim. Còn dì tôi thì học ở trường ĐH Kabul”, Horia Mosadiq – nữ nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Afghanistan từng kể.
Trước khi có chiến tranh, Afghanistan đã là một nơi mà phụ nữ có quyền tự do, tiến bộ, được đi học. Mặc dù thông tin về thời trang ở Afghanitstan thời kỳ trước kia không nhiều nhưng những bức ảnh cũ cho thấy đã có một thời, thủ đô Kabul cập nhật các xu hướng thời trang nhanh nhạy không thua kém gì thế giới.
Những phụ nữ Afghanistan trên đường phố Kabul thập niên 70 |
Xé bỏ mạng che mặt và biểu tượng giải phóng phụ nữ thập niên 20
Soraya Tarzi và chồng, vua Amanullah Khan |
Soraya Tarzi, sinh ra tại Syria, có bố và ông nội đều là những nhà tư tưởng, chính trị có tiếng.. Từ nhỏ, những người con trong gia đình đều được thừa hưởng nền giáo dục tiến bộ và tư tưởng giải phóng phụ nữ. Bà kết hôn với Amanullah Khan, khi đó đang là một hoàng tử, vào năm 1913. Khi Amanullah trở thành một Emir (người thừa kế ngai vàng) vào năm 1919 và lên ngôi năm 1920, Soraya đã đồng hành cùng chồng theo trong hầu hết các nghi lễ, sự kiện: các cuộc họp chính phủ, các nghi lễ ngoại giao, hoạt động ngoài trời như săn bắn, cưỡi ngựa…. Đó là người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên của Afghanistan được đi công khai bên cạnh chồng. Soraya Tarzi cũng là vợ duy nhất của vua Amanullah Khan – một điều đi ngược lại với truyền thống của đàn ông Hồi giáo thời đó. Có thể nói, việc ra đời nhiều đạo luật giải phóng phụ nữ của nhà vua có ảnh hưởng không nhỏ từ vợ mình.
Năm 1919, khi vừa trở thành Emir, Amanullah Khan cho phép phụ nữ Afghanistan được đi bầu cử - sớm hơn nước Mỹ 1 năm.
Soraya tiên phong xé bỏ mạng che mặt khi xuất hiện trước đám đông |
Amanullah Khan ủng hộ phụ nữ không phải mang mạng che mặt, chống chế độ đa thê và khuyến khích các em gái được đi học. Trong một lần xuất hiện, ông từng phát biểu: “Đạo Hồi không yêu cầu người phụ nữ phải che toàn bộ cơ thể cũng như mang bất kỳ loại mạng che mặt nào”. Ngay khi ông dứt lời, vợ ông đã đứng dậy và xé tấm mạng che mặt trước công chúng. Nhiều vợ các quan chức khác cũng hưởng ứng hành động này.
Là người mở đầu cuộc cách mạng thời trang Afghanistan, Soraya khuyến khích phụ nữ được tự do ăn mặc, khuyến khích phụ nữ đến trường. Bà cũng đã xuất bản tạp chí dành riêng cho nữ giới đầu tiên của Afghanistan có tên Ershad-I-Niswan, do mẹ bà làm chủ biên. Em gái bà cũng kết hôn với anh trai của Amanullah Khan. Nhiều người trong gia đình Tarzi cũng tham gia vào nội các.
Soraya cũng đã thành lập nhiều trường học cho nữ sinh. Năm 1928, bà còn gửi 15 em gái tới Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp tục học bậc cao hơn. Năm 1926, Soraya đã phát biểu tại Anh: “Bạn có cho rằng quốc gia này chỉ cần những người đàn ông? Người phụ nữ cũng nên là một phần như họ đã từng trong những buổi đầu tiên của dân tộc này và của người Hồi giáo”. Time đã trao cho bà danh hiệu Người phụ nữ của năm năm 1927
Soraya Tarzi trong chuyến công du tới Anh |
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính sự tự do của bà đã dẫn đến cuộc nội dậy khiến chồng bà phải từ chức. Nhất là sau khi bà xuất hiện trong chuyến công du tới châu Âu cùng chồng, không đeo mạng che mặt, nói chuyện thoải mái với những người đàn ông khác ở các sự kiện công khai.
Mốt áo choàng Afgha
Ca sĩ Haganma với áo choàng Afgha, mốt mới ở phương Tây phù hợp thời trang hippy |
Vào những năm 60, 1/3 phụ nữ Afghanistan ở Kabul chọn trang phục Tây phương thay vì đồ truyền thống. Thành phố Kabul trở thành một kinh đô thời trang hấp dẫn khách du lịch. Thậm chí chiếc áo khoác Afghanistan thời kỳ đó trở thành một mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của nước này và là phục trang ưa thích của những người ưa chuộng phong cách hippy Âu Mỹ. Người dẫn đầu lăng xê chiếc áo này là danh ca Haganma.
Nhiều phụ nữ Afghanistan thập niên 60 thích lựa chọn trang phục phương Tây |
2 phụ nữ Afghanistan trong một show thời trang ở Kabul năm 1966 |
Thủ phủ thời trang Trung Đông trước chiến tranh
Những mẫu thời trang cập nhật trên đường phố Kabul thập niên 60 |
Tuy nhiên, ngành thời trang Afghanistan ghi nhận người đi tiên phong mở xưởng may mặc là Jeanne Beecher – vợ của một nhân viên hàng hàng không Ariana. Beecher có sự hỗ trợ hãng hàng không Pan Am Airlines và Vougue. Xưởng may được phép may lại các mẫu của các hãng thời trang có tiến phương Tây. Hàng trăm mẫu mới nhất của Vogue và Glamour đã đổ bộ vào Kabul từ đây, khiến phụ nữ Afshanistan được cập nhật thời trang thế giới liên tục.
Sinh viên ĐH Bách khoa Kabul thoải mái với váy ngắn những năm 60 |
Sinh viên ĐH Kabul giữa những năm 70 |
Năm 1969, nhà thiết kế Safia Tarzi đã gây chú ý với tạp chí thời trang Vogue. Các thiết kế thời trang của Tarzi đã xoá nhoà ranh giới giữa đàn ông và phụ nữ, phương Tây và Trung Đông bằng cách kết hợp giữa trang phục phương Tây và chiếc khăn trùm đầu hijab được cách điệu, cùng đôi boot cá tính.
Nhà thiết kế Safia Tarzi - người tiên phong kết hợp khăn trùm đầu và váy ngắn thập niên 60-70 |
Safira Tarzi năm 1968/ Ảnh Fred-maroon |
Một bức ảnh thời trang chụp ở gần Kunduz- thành phố phía Bắc Afghanistan năm1968 |
Những dấu mốc chính liên quan đến chiến dịch của Taliban ở Afghanistan
Sau hơn 3 tháng triển khai cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào các lực lượng của Afghanistan, Taliban khẳng định cuộc chiến tại quốc gia Tây Nam Á này đã kết thúc. Dưới đây là những dấu mốc chính liên quan đến chiến dịch của Taliban những tháng gần đây.