Bà Liz Truss được bầu làm lãnh đạo đảng Bảo thủ, chuẩn bị trở thành Thủ tướng tiếp theo của Anh

Sau một cuộc bầu cử kéo dài trong nhiều tuần, các thành viên đảng Bảo thủ cầm quyền vào hôm thứ Hai (5/9) đã chọn Ngoại trưởng đương nhiệm Liz Truss làm nhà lãnh đạo mới và sẽ trở thành Thủ tướng mới của Vương quốc Anh.

Bà Liz Truss, đương kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của Vương quốc Anh, đã đánh bại đối thủ Rishi Sunak, cựu Bộ trưởng Tài chính để trở thành người đứng đầu đảng Bảo thủ cầm quyền và điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ thay thế ông Boris Jonhson làm Thủ tướng tiếp theo của nước này.

Theo kết quả kiểm phiếu được công bố vào ngày 5/9, 81.326 thành viên đảng Bảo thủ trên toàn quốc đã bỏ phiếu cho bà Truss trong khi 60.399 thành viên còn bỏ phiếu cho ông Sunak. Tỷ lệ các đảng viên đảng Bảo thủ tham gia bỏ phiếu là 82,6%

Bà Liz Truss được bầu làm lãnh đạo đảng Bảo thủ, chuẩn bị trở thành Thủ tướng tiếp theo của Anh - Ảnh 1.

Bà Liz Truss được bầu làm lãnh đạo đảng Bảo thủ, chuẩn bị trở thành Thủ tướng tiếp theo của Anh.

Tuy nhiên, bà Truss không mặc nhiên trở thành Thủ tướng ngay tức thời vì quy định, Thủ tướng sắp mãn nhiệm (trong trường hợp này là Boris Johnson) trước tiên phải đệ đơn từ chức với Nữ hoàng Elizabeth II, người sau đó bổ nhiệm bà Truss vào chức vụ Thủ tướng.

Do Nữ hoàng Anh hiện đang ở trong lâu đài Balmoral tại Scotland chứ không phải ở Cung điện Buckingham ở London do bà năm nay đã 96 tuổi và đang gặp khó khăn trong vấn đề di chuyển.

Ông Johnson và bà Truss dự kiến sẽ đi đến Balmoral vào thứ Ba (6/9) và chuyến đi được cho là thân mật.

Bà Truss là một trong những Bộ trưởng vẫn trung thành với ông Jonhson ngay cả khi ống vướng vào một số tranh cãi và bê bối chính trị, trong khi nhiều quan chức hàng đầu khác đã rời khỏi nội các của ông.

Ông Johnson đã tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ vào ngày 7 tháng 7 để dọn đường cho đảng này tìm kiếm người kế vị.

Bà Truss, khi trở thành Thủ tướng, sẽ phải đối mặt với thách thức lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của mình, bào gồm: điều hành một đảng chính trị đang chia rẽ và, đồng thời lãnh đạo một quốc gia đang đối mặt với cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua trong khi vẫn duy trì sự ủng hộ đối với Ukraina trong bối cảnh cuộc chiến ở nước này vẫn đang tiếp diễn.

Giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và giá năng lượng có thể là ưu tiên của bà Truss.

Trong cuộc chạy đua tới chức vụ cao nhất của đảng Bảo thủ, bà Truss đã hứa sẽ đưa ra các biện pháp để giúp đỡ những người Anh đang gặp khó khăn trong vòng một tuần sau khi nhậm chức.

Các nhà kinh tế nói rằng, cần có nhữn biện pháp hỗ trợ rất lớn để kéo Vương quốc Anh vượt qua một đợt khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông.

"Khi đã nắm quyền, bà Liz Truss có thể sẽ buộc phải hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt nguồn cung năng lượng vào mùa Đông," Mujtaba Rahman và Henning Gloystein, hai thành viên của Tập đoàn Eurasia cho biết trong một ghi chú vào tuần trước.

"Cùng với" sự can thiệp tài khóa "của mình, bà Truss cũng có khả năng tiết lộ một gói năng lượng, mặc dù chủ yếu nhắm vào người tiêu dùng trong nước, sẽ bao gồm các câu hỏi như lượng hàng dự trữ, nâng cao sản lượng và đảm bảo rằng dòng chảy của khí đốt từ Na Uy ang Vương quốc Anh được an toàn".

"Với rất ít chính sách được thực hiện cho đến nay, có vẻ như sẽ cần nhiều bước quan trọng hơn trong mùa Thu và mùa Đông, bao gồm cả các ngành công nghiệp không cần thiết phải tạm thời đóng cửa hoặc cắt giảm việc sử dụng năng lượng công cộng để tránh trường hợp xấu nhất và theo dự báo khả năng này lên đến 70%", báo cáo cho biết thêm.

Các nhà phân tích cho biết chỉ có 30% khả năng Vương quốc Anh "có thể vượt qua mùa Đông này mà không cần các biện pháp bổ sung để giảm tiêu thụ".

(Nguồn: CNBC)

MINH MINH