Chuyên gia Chung Nam Sơn nói gì về tình hình dịch COVID-19 hiện nay?

CHẤN HƯNG (t/h)

Kể từ khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát toàn diện vào cuối tháng 1/2020 đến nay, chuyên gia hàng đầu về bệnh đường hô hấp của Trung Quốc, Chung Nam Sơn, đã trở thành tâm điểm của giới truyền thông.

Mới đây, ông đã trả lời phỏng vấn của tờ “Nhân dân Nhật báo” - phương tiện truyền thông chính thống của nhà nước Trung Quốc – xoay quanh một số vấn đề liên quan đến dịch COVID-19 được dư luận quan tâm như hiện nay đã có thể tháo bỏ khẩu trang hay chưa? Những người nhiễm bệnh không có triệu chứng có lây nhiễm hay không? Liệu virus SARS-Cov-2 có lây nhiễm giữa các loài động vật? Bao giờ tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu mới đạt đỉnh?

Viện sĩ Chung Nam Sơn, người đứng đầu nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc 
Viện sĩ Chung Nam Sơn, người đứng đầu nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc 

Chưa phải thời điểm tháo bỏ khẩu trang

Hiện nay, tình hình trong và ngoài nước (Trung Quốc) rất khác nhau, Trung Quốc đã có những biện pháp rất quyết đoán, hiện cuộc chiến chống dịch COVID-19 đã bước sang giai đoạn 2, nhưng một số nước lớn khác vẫn đang ở giai đoạn đầu khi dịch bệnh bùng phát và có xu hướng tăng lên. Điều này có nghĩa là xác suất lây nhiễm từ người sang người là rất cao và số ca nhiễm được xác nhận đang tăng nhanh.

Đeo khẩu trang vẫn là biện pháp tự bảo vệ rất quan trọng và hiện còn quá sớm để tháo bỏ khẩu trang. Tuy nhiên, ở những khu vực mà dịch COVID-19 diễn biến không nghiêm trọng, có ít người hoặc có không gian trống trải thì không nhất thiết phải đeo khẩu trang.

Hiện tại vẫn chưa phải lúc để tháo bỏ khẩu trang nơi đông người.
Hiện tại vẫn chưa phải lúc để tháo bỏ khẩu trang nơi đông người.

Trung Quốc đối diện với hai thách thức

Khi dịch COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán, Chính quyền trung ương Trung Quốc đã tiến hành kiểm soát giao thông đô thị đối với thành phố này và cũng đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát cộng đồng rất thành công ở những nơi khác, đây là một kỳ tích trong lịch sử phòng chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc vẫn phải đối diện với hai thách thức: một là, làm thế nào để vừa kiểm soát dịch bệnh vừa phục hồi sản xuất; hai là, đề phòng các ca nhiễm “nhập khẩu”. Hiện nay, ở nước ngoài, dịch COVID-19 vẫn đang ở vào giai đoạn bùng phát mạnh, một số thành phố lớn ven biển của Trung Quốc có nhiều sự trao đổi với nước ngoài sẽ rất dễ bị lây nhiễm, do đó vẫn cần phải thông qua các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát để vượt qua thử thách này.

Trung Quốc ăn mừng hết phong tỏa.

Nguy cơ từ các ca nhiễm “nhập khẩu”

Sự xuất hiện liên tục của các ca nhiễm “nhập khẩu” liệu có lây nhiễm trong cộng đồng và gây ra đợt bùng phát dịch thứ hai ở Trung Quốc? Trên thực tế, đây là hai vấn đề: một là, liệu các ca nhiễm “nhập khẩu” có lây nhiễm hay không; hai là, liệu có bùng phát trong quá trình lây nhiễm hay không.

Chắc chắn là hiện nay vẫn tồn tại nguy cơ lây nhiễm từ các ca nhiễm “nhập khẩu”, đặc biệt là đối với các ca được xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 hoặc đã xuất hiện các triệu chứng nhiễm bệnh sẽ có khả năng lây lan virus tương đối mạnh.

Tuy nhiên, ít có khả năng các cá nhiễm “nhập khẩu” gây ra đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ hai. Trung Quốc đã thực hiện trong công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch COVID-19 trong cộng đồng và người dân cũng có ý thức tự bảo vệ mình, như đeo khẩu trang và giữ khoảng cách khi tiếp xúc, một khi có người xuất hiện các triệu chứng như sốt... cũng sẽ được nhanh chóng thông cáo hoặc chẩn đoán để tiến hành cách ly.

Nhìn chung, chắc chắn là hiện nay vẫn tồn tại nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng ít có xác suất xảy ra đợt bùng phát dịch lần thứ hai.

Hiện nay, Trung Quốc hay bất cứ nước nào cũng vẫn tồn tại nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Ảnh minh họa.
Hiện nay, Trung Quốc hay bất cứ nước nào cũng vẫn tồn tại nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Ảnh minh họa.

Khi nào đỉnh dịch trên toàn cầu diễn ra?

Từ tình hình toàn cầu có thể thấy tâm dịch ban đầu nằm ở châu Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha và Italy, hiện nay còn bao gồm cả Đức, Pháp và Anh. Nhưng hiện nay, Mỹ lại đang là tâm dịch lớn nhất hiện nay, trong một tuần gần đây mỗi ngày đều có 10.000-20.000 ca nhiễm mới. Do đó, vẫn còn sớm để nhận định về đỉnh dịch trên toàn cầu.

Có đạt đỉnh hay không, điều này cần xem xét đến việc chính phủ các nước có thể ra tay can thiệp mạnh mẽ hay không. Các nước khác có nhiều yếu tố khó đoán định, vì vậy hiện nay khó dự đoán đỉnh dịch của toàn cầu hơn so với dự đoán về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc. Nếu tình hình này tiếp tục phát triển, e rằng sẽ phải mất thêm hai tuần nữa mới xuất hiện đỉnh dịch.

Tỷ lệ ca mắc COVID-19 không có triệu chứng ở Trung Quốc không caoSố ca mắc COVID-19 không có triệu chứng thường xuất hiện ở hai nhóm: Một là, những trường hợp ở khu vực dịch bệnh tương đối nghiêm trọng, tạm thời chưa bộc lộ triệu chứng nhưng có thể đã bị nhiễm bệnh. Hai là, những người tiếp xúc gần với ca được xác nhận mắc COVID-19. Họ chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ.

Có hai khái niệm về người nhiễm bệnh không có triệu chứng. Một là, ban đầu không có triệu chứng, nhưng sau đó dần dần phát triển thành triệu chứng, và chắc chắn có khả năng lây nhiễm. Hai là, không có triệu chứng trong quá trình quan sát thời gian dài, nhưng xét nghiệm axit nucleic lại cho kết quả dương tính, khả năng lây nhiễm của dạng này vẫn đang được nghiên cứu.

Tuy nhiên, căn cứ theo đặc tính của virus SARS-CoV-2, một khi xuất hiện các triệu chứng, sẽ có khả năng lây nhiễm tương đối mạnh, do đó chiến lược coi họ là một nhóm người để tiến hành cách ly và theo dõi là hoàn toàn đúng đắn.

Chuyên gia Chung Nam Sơn cho rằng, phải mất thêm hai tuần nữa mới xuất hiện đỉnh dịch của thế giới.
Chuyên gia Chung Nam Sơn cho rằng, phải mất thêm hai tuần nữa mới xuất hiện đỉnh dịch của thế giới.

Đa số bệnh nhân "dương tính trở lại" không lây nhiễm 

Cái gọi là “dương tính trở lại” chủ yếu là chỉ các mẫu xét nghiệm axit nucleic chứ không phải là bản thân virus SARS-CoV-2. Có hai vấn đề cần lưu ý: Một là, liệu bệnh nhân có tự tái phát bệnh hay không, nếu bệnh nhân có thể sản sinh kháng thể mạnh thì sẽ không bị nhiễm lại.

Về việc liệu các bệnh nhân dương tính trở lại có lây nhiễm cho người khác hay không cần phải có những phân tích cụ thể. Thông thường, các mẫu xét nghiệm axit nucleic không có khả năng lây nhiễm. Một số nhà khoa học từng thử nuôi cấy dịch tiết từ cổ họng của bệnh nhân dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2, nhưng không thành công.

Hai là, trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân vốn có nhiều bệnh lý nền, nhưng các triệu chứng đã được cải thiện và chưa hồi phục hoàn toàn, những bệnh nhân này không thể loại trừ khả năng có thể lây nhiễm. Tuy nhiên, nhìn chung, không cần phải quá lo lắng về các bệnh nhân tái nhiễm.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

COVID-19 có tồn tại trong thời gian dài?

Liệu dịch COVID-19 có tồn tại trong thời gian dài như bệnh cúm? Hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng để khẳng định quan điểm này. Trừ khi virus lây lan theo quy luật sau: khả năng lây nhiễm của nó vẫn còn mạnh, nhưng tỷ lệ tử vong ngày càng thấp hơn, trong trường hợp này, có khả năng virus sẽ tồn tại trong thời gian dài.

Hiện nay, cần phải thực hiện một quá trình quan sát dài hạn, nắm bắt đủ số liệu, các ca bệnh mới có thể đưa ra quan điểm như vậy. Trong tình hình hiện nay,  chuyên gia Chung Nam Sơn cho rằng dự đoán này là không thực tế.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sự lây nhiễm COVID-19 giữa các loài động vật?

Một số loài động vật như chó, mèo và hổ đã cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, cho dù là chúng bị nhiễm bệnh do ô nhiễm hay lây nhiễm vẫn cần quan sát thêm. Một số loài động vật vốn đã mang trên mình một số virus, không nhất định có triệu chứng và cũng không nhất định truyền nhiễm.

Hiện nay vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận virus SARS-CoV-2 ở những loài động vật nào có thể lây nhiễm cho cả người và động vật và có thể gây bệnh. 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Phát hiện một số loại thuốc điều trị hiệu quả

Kết quả thí nghiệm của một số loại thuốc đang được Trung Quốc thử nghiệm hiện nay như Chloroquine (thuốc để điều trị bệnh sốt rét) là có hiệu quả, các nhà khoa học Trung Quốc đang tổng kết và có thể sẽ sớm công bố. Ngoài ra còn có một số loại thuốc Đông y như Liên hoa thanh ôn.

Trung Quốc không chỉ tiến hành thí nghiệm trong ống nghiệm, mà trong phòng thí nghiệm vô trùng cấp P3 còn phát hiện, tuy tác dụng kháng virus của loại thuốc này không mạnh, nhưng hiệu quả kháng viêm rất nổi bật, các kết quả thử nghiệm có liên quan cũng sẽ sớm được công bố.

Ngoài ra, còn có thuốc Đông y Huyết tất tịnh, với thành phần chính bao gồm hồng hoa, dân sâm, xích thược... được dùng để thúc đẩy lưu thông máu, cũng có hiệu quả đối với những người bị bệnh nặng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chưa biết khi nào mới có thể tạo ra vaccine

Vaccine có vai trò  rất quan trọng trong việc chấm dứt thực sự dịch COVID-19. Hiện nay, các nước đều đang đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu và điều chế vaccine. Tuy nhiên, theo Chung Nam Sơn, khó có thể tạo ra vaccine chống COVID-19 trong vòng 3-4 tháng tới.

Ngoài ra, dựa trên kinh nghiệm phòng chống dịch SARS, việc loại bỏ vật chủ trung gian cũng có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Hiện nay, vẫn chưa thể biết được chuỗi lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 là như thế nào, việc cắt đứt chuỗi lây nhiễm sau khi đã làm rõ cũng rất quan trọng.

Việc đặt mọi hy vọng vào vaccine mà không quan tâm đến các phương pháp khác là tiêu cực. Hơn nữa, sau khi tạo ra vaccine, cũng không thể hoàn thiện ngay lập tức, những người dễ bị nhiễm bệnh có thể phải tiêm vaccine, nhưng không nhất thiết tất cả mọi người đều phải tiêm vaccine.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Miễn dịch cộng đồng là biện pháp tiêu cực nhất

Miễn dịch cộng đồng là biện pháp tiêu cực nhất để đối phó với dịch COVID-19, đây là ý tưởng từ hơn một trăm năm trước, vào thời điểm đó, con người không có lựa chọn nào khác, đành phải để virus lây nhiễm, những người sống sót sau khi bị lây nhiễm sẽ tự có kháng thể. Chuyên gia Chung Nam Sơn không tán đồng với việc lại sử dụng phương pháp này để đối phó với dịch COVID-19.

Trong hơn 100 năm qua, nhân loại đã có những tiến bộ vượt bậc, có nhiều biện pháp phòng ngừa, không cần sử dụng lại biện pháp miễn dịch tự nhiên, miễn dịch cộng đồng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Khả năng thực thi của Trung Quốc

Trung Quốc đã áp dụng hai biện pháp chính trong cuộc chiến chống dịch COVID-19: Một là, phong tỏa khu vực bùng phát, ngăn chặn sự lây nhiễm; hai là, phòng ngừa và kiểm soát trong cộng đồng, cũng chính là phòng ngừa và kiểm soát chung. Có hai điểm cốt lõi trong công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch COVID-10 hiện nay là: một là, giữ khoảng cách; hai là, đeo khẩu trang.

Do đó, kinh nghiệm đáng để chia sẻ nhất là khả năng thực thi. Trình độ y tế và thực lực về công nghệ của nhiều nước cao hơn so với Trung Quốc, nhưng lý do khiến họ hiện nay trở tay không kịp là không có sự chuẩn bị về tư tưởng và không có các biện pháp tương ứng quyết đoán, khiến nhiều nhân viên y tế ở tuyến đầu bị nhiễm bệnh, và một khi phòng tuyến này bị phá vỡ, sẽ dễ bị mất kiểm soát.

Dữ liệu đang được cập nhật.

(Nguồn: TTXVN)