Suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 mang lại đang trở nên sâu sắc và nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán ban đầu của hầu hết các chuyên gia. Hơn 22 triệu người Mỹ đã nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp và các nhà kinh tế cho rằng, nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với tình trạng lao dốc nhanh nhất, kể từ thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Thực tế là một số công ty lớn đang lâm vào tình trạng phá sản, nhưng chuyện gì đang xảy ra với hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ nước này trong điều kiện nền kinh tế phong tỏa vì đại dịch COVID-19. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã lao đao trước đại dịch, và giờ đây tình trạng nền kinh tế bị phong tỏa đã giáng một đòn chí tử lên nhóm doanh nghiệp này.
Doanh thu điện ảnh lao dốc, sản xuất đình truệ
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Mỹ không chỉ là tâm điểm của dịch bệnh COVID-19 mà còn là nơi phản ánh rõ sự lao dốc không phanh, thua lỗ của ngành giải trí.
Hoành Điếm, một trong những phim trường lớn nhất thế giới và nổi tiếng Trung Quốc đã bị đóng băng. Tờ Ifeng phản ánh: “Đến 6.000 người ở Hoành Điếm, nhưng cả thành phố vẫn tựa như lãnh cung, tịch mịch và trống rỗng. Quang cảnh u ám ở Hollywood phương Đông là biểu tượng của cuộc khủng hoảng đang bao trùm ngành công nghiệp giải trí Hoa ngữ”.
“Mission Impossible 7” phải tạm hủy lịch quay vì dịch bệnh tại Italy. |
Nhiều dự án phim bị đình sản xuất vô thời hạn, hàng ngàn người thất nghiệp. Trước đó, hơn 70.000 rạp phim tại Trung Quốc đã bị đóng cửa kể từ tháng 1, kéo theo doanh thu sụt giảm mạnh. Thống kê từ Artisan Gateway, Trung Quốc thất thu lên đến 2 tỉ USD. Trong khi đó, tại Hàn Quốc - thị trường điện ảnh thứ 5 toàn cầu - doanh thu từ phòng vé giảm gần 70% và đang lao dốc không phanh.
Nhiều chuỗi rạp lớn như: CGV, CGV, Megabox đã đóng cửa hoặc giảm các suất chiếu, nhân sự. Tại Nhật, mọi hoạt động giải trí đều bị cấm đến tháng 4. Các hãng phim, nhà phân phối và nhà điều hành rạp chiếu phim Shochiku cũng tạm dừng hợp đồng quảng bá với đối tác. Nhiều dự án phim như “Doraemon the Movie: Nobita’s New Dinosaur”, “Fukushima 50”... đều bị hoãn chiếu.
Studio của hãng phim Universal (Hollywood) đóng cửa vì dịch COVID-19. |
Hollywood cũng chịu chung số phận khi mất khoảng 5 tỉ USD doanh thu phòng vé. Chưa dừng lại đó, kinh đô điện ảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn khi hàng loạt dự án bị đình trệ, tạm ngưng sản xuất. Chuỗi rạp AMC - một trong những hệ thống rạp lớn nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu, đang phải hứng chịu khó khăn khi thất thu lên đến 95% và phải đóng cửa hàng loạt rạp chiếu.
Vue International - Công ty Điện ảnh đa quốc gia của Anh, Italy... cũng tuyên bố đóng cửa 17 điểm chiếu ở Bắc Italy. Hàng loạt phim: “Mulan”, “No Time No Die”, “The Truth”… bị dời lịch chiếu. Các dự án: “Mission Impossible 7” hay phim tiểu sử về Elvis Presley đình sản xuất.
Hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ ở Hollywood lao đao vì COVID-19
Hollywood được biết đến với các hãng phim lớn với hàng nghìn nhân viên và các sân khấu với âm thanh khổng lồ. Nhưng trong số 5.900 doanh nghiệp ở Hollywood, 99,5% có ít hơn 500 nhân viên và hơn 90% có ít hơn 10 nhân viên.
Đó là những công ty cho thuê prop, cung cấp thực phẩm, và các công ty cho thuê xe kéo, chuyên gia âm thanh và biên tập phim - tất cả mọi thứ được sử dụng để làm phim, các chương trình TV hoặc quảng cáo.
Đại dịch COVID-19 đã khiến các sản phẩm giải trí bị đình trệ, đại đa số các công ty này cho biết doanh thu của họ giảm về 0 trong tháng vừa qua, buộc nhiều doanh nghiệp phải sa thải hoặc nhân viên tự nghỉ.
Một trong những công ty đó là Star Waggons, công ty thực hiện và cho thuê các đoạn phim quảng cáo cho các ngôi sao và đoàn làm phim, cho tất cả mọi thứ từ phim truyền hình cho đến quảng cáo và buổi hòa nhạc. Trước đó, công ty đã tuyển dụng khoảng 100 nhân viên và tạo ra khoảng 20 triệu USD hàng năm. Nhưng năm nay, đó là một tình huống rất khác. Khi đóng cửa, Giám đốc điều hành Jason Wagoner đã buộc phải sa thải một số nhân viên của mình, khi ông nhìn vào nhiều tháng với doanh thu bằng không.
Các hãng phim Hollywood, những người khổng lồ trong ngành giải trí thế giới, đã đóng cửa gần như tất cả các chương trình điện ảnh và truyền hình đang được sản xuất, bao gồm những dự án triệu đô. |
Wagoner có được một khoản vay doanh nghiệp nhỏ thông qua Chương trình bảo vệ tiền lương, mà theo ông là một công cụ thay đổi cuộc chơi cho công ty và nhân viên của mình. Wagoner cho biết: “Khoản vay sẽ cho phép chúng tôi vượt qua mặt khác của vấn đề này - đó là mục tiêu của chúng tôi”. “Chúng tôi đã có một bảng cân đối kế toán, điều đó thật tốt giúp chúng tôi vượt qua giai đoạn này." Tuy nhiên câu hỏi đặt ra cho chúng ta là làm thế nào có thể đưa nhân viên làm việc lại bình thường... trong khi chúng tôi chưa biết dịch COVID-19 sẽ kết thúc vào tháng 5, tháng 6, tháng 9?...Wagoner nói.
Nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ ở Hollywood đã không nhận được khoản vay theo hình thức của chính phủ bởi không đủ điều kiện. Dịch vụ ăn uống của Camille là một trong những công ty nằm trong số đó. Họ phục vụ các đoàn làm phim, chủ yếu là các sản phẩm phim độc lập. Công ty được thành lập Judy Napolitano và con gái Camille, sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2009. Hiện tại họ không thể vay được từ Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ.
Liên đới nhiều ngành thời trang, giải trí
Không chỉ điện ảnh, nhiều quốc gia đã có lệnh cấm với việc tổ chức các sự kiện lễ hội, thời trang, âm nhạc.
Italy - thiên đường thời trang quốc tế, hiện đang là ổ dịch lớn nhất châu Âu - đang chứng kiến sự lao dốc không phanh của ngành thời trang. Massimo, chuyên gia về luật thương mại và hải quan quốc tế, cho biết: “Ước tính doanh thu giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019”.
Các thương hiệu thời trang lớn buộc phải hoãn nhiều sự kiện vì dịch Covid-19. Ảnh: AFP. |
Đây là đòn giáng nặng nề cho kinh tế Italy khi ngành công nghiệp thời trang thường mang về khoảng 100 tỉ USD hàng năm, trong đó có gần 80 tỉ USD đến từ xuất khẩu. Nhưng hiện tại Italy đang bị phong tỏa. Hàng loạt các nhãn hiệu xa xỉ như Prada, Versace, Armani đều phát triển mạnh mẽ tại Milan; trong khi đó các thương hiệu Louis Vuitton, Stella McCartney cũng đều dựa vào dây chuyền sản xuất lớn của cái nôi thời trang hàng hiệu này.
Italy bị phong tỏa thì dây chuyền sẽ tê liệt, nhất là trong giai đoạn các thương hiệu đang chuẩn bị trình làng các bộ sưu tập Xuân Hè. Dẫu vậy, Massimo vẫn hy vọng: “Các cửa hiệu đang dần bán hàng trở lại ở Trung Quốc, nên tôi hy vọng điều này cũng sớm xảy ra với Italy để chuỗi cung ứng ngành hàng xa xỉ có thể đưa sản phẩm ra thị trường”.
Ngoài thời trang, nhiều hoạt động giải trí khác bị liên đới. Đại nhạc hội Coachella đã bị dời lại, hay CBS tuyên bố ngừng sản xuất sê-ri truyền hình thực tế “Survivor” mùa 41, chương trình thực tế “The Amazing Race” cũng tạm dừng sản xuất và rất nhiều chương trình biểu diễn âm nhạc của các nghệ sĩ từ châu Á đến châu Âu, Mỹ đều phải dừng lại.
Nguồn: CNBC, Latimes, Hollywoodreporter