Những lao động nghèo "mắc kẹt" lại thành phố trong đại dịch

Dịch bệnh kéo dài khiến hàng nghìn lao động ngoại tỉnh "mắc kẹt" lại thành phố, phải nghỉ việc không lương, không có nguồn thu nhập, thiếu lương thực

Hà Nội bước vào đợt giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ, tất cả mọi hoạt động đều được siết chặt hơn nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.

Các phương tiện giao thông gần như ngừng hoạt động, nhiều công ty, xí nghiệp, đơn vị trong nhiều ngành nghề dừng hoạt động khiến công nhân và hàng nghìn lao động ngoại tỉnh "mắc kẹt" lại thành phố, nghỉ việc, không thu nhập, thiếu lương thực… họ buộc phải tìm cách tự xoay xở để sinh tồn trong căn phòng trọ bé xíu ngột ngạt, buồn bã đợi ngày được đi làm trở lại.

Tại khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội, có rất nhiều công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cụ thể, công ty Huy Hoàng buộc phải cho công nhân tạm nghỉ dài ngày khiến cuộc sống của nhiều công nhân nơi đây rơi vào tình trạng khó khăn, bấp bênh. 

Anh Hoàng Biểu công nhân công ty Huy Hoàng, khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội bị mắc kẹt lại ở xóm trọ do giãn cách xã hội nên anh chỉ liên lạc về quê hỏi thăm gia đình bằng điệt thoại.
Anh Hoàng Biểu công nhân công ty Huy Hoàng, khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội bị mắc kẹt lại ở xóm trọ do giãn cách xã hội nên anh chỉ liên lạc về quê hỏi thăm gia đình bằng điệt thoại.

Nhóm PV tạp chí Phụ Nữ Mới đã liên hệ được anh Hoàng Biểu quê ở Yên Bái, hiện đang thuê nhà trọ ở tổ 5 Gia Thượng, đang là công nhân của công ty Huy Hoàng khu công nghiệp Quang Minh.

Chia sẻ với phóng viên, anh Biểu cho biết: Vợ chồng anh làm ở đây đã 4 năm, đợt này dịch bệnh, công ty không vận chuyển được hàng hóa vào thành phố Hồ Chí Minh để giao thương, nên đã cho phần lớn công nhân nghỉ trước đợt giãn cách xã hội tầm một tuần. Từ lúc thành phố thực hiện lệnh giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 các chốt trạm nơi anh thuê trọ quản lý nghiêm ngặt, hai vợ chồng anh gần như "án binh bất động" trong căn phòng trọ không đầy 20m2. Khi nghỉ thì công ty chu cấp cho 1 thùng mì tôm với 5 kg gạo.

Hiện tại cả hai vợ chồng anh Biểu ở phòng trọ đã nhiều ngày, không có việc làm, không thể về quê với gia đình, con cái . Trước đó thông báo nghỉ việc được công ty thông báo gấp trước có một ngày nên anh chị không thu xếp kịp để về quê, đến hôm sau thì thành phố phong tỏa. 

"Trong đợt giãn cách đầu, chúng tôi cũng định về quê nhưng người ở quê tâm lý hoang mang vì sợ mình ở nơi có dịch, sợ mình mang dịch bệnh về lây lan mọi người nên đành ở lại nhà trọ, tránh ảnh hưởng" - vợ chồng anh Biểu tâm sự. Quanh quẩn phòng trọ lâu ngày không được đi đâu, cũng không kiếm ra tiền mà vẫn phải chi tiêu ăn uống hằng ngày, hàng tháng trả tiền nhà trọ khiến anh chị lo lắng vô cùng.

Phòng trọ nơi 2 vợ Chồng anh Biểu ở lại sau nhiều ngày giãn cách không về quê được.
Phòng trọ nơi 2 vợ Chồng anh Biểu ở lại sau nhiều ngày giãn cách không về quê được.

Bước vào đợt giãn cách thứ 2, vợ anh Biểu thực hiện "3 tại chỗ": làm việc, ăn, ngủ tại công ty. Mình anh Biểu "trụ" lại phòng trọ, lương thực cạn kiệt dần, cũng không kiếm được việc làm thêm, đành phải đi vay mượn sống qua đợt giãn cách.

Phòng trọ nơi anh Biểu ở lợp mái tôn, rộng 15m2 trời nóng hơi nóng bốc xuống trong phòng trọ nhiệt độ cao nóng ngột ngạt vô cùng, có đêm a phải tắm đến 4 lần cho bớt nóng. Anh nói giọng buồn buồn: "Không biết khi nào mới hết dịch để được đi làm kiếm tiền gửi về quê"

Cùng công ty có anh Cứ A Sở quê ở Sapa, Lào Cai, từ khi công ty nghỉ việc do dịch bệnh anh không đi làm được, không có thu nhập. Vợ anh Sở mới sinh con đúng đợt giãn cách xã hội nên điều kiện vô cùng thiếu thốn, từ đồ dùng thiết yếu vệ sinh cho con, đến lương thực, nhu yếu phẩm… sinh con xong số tiền gom góp chi tiêu không đủ để ở bệnh viện nên anh Sở đành đưa vợ con mới sinh về phòng trọ sống tạm, mong sao cho hết dịch đưa vợ con về quê.

Anh Hoàng là công nhân công ty Huy Hoàng đang lo lắng vì giãn cách kéo dài không có việc làm cũng không thể về quê.
Anh Hoàng là công nhân công ty Huy Hoàng đang lo lắng vì giãn cách kéo dài không có việc làm cũng không thể về quê.

Sau đó anh Biểu đưa tôi qua phòng anh Hoàng quê ở Lục Yên, Yên Bái, cũng làm cùng công ty. Sau chào hỏi anh Hoàng xoa đầu gãi tai kể: "Anh cùng vợ đi làm công nhân từ đợt giãn cách xã hội rồi bị kẹt lại ở Hà Nội, chỉ ăn với ngủ không ra được khỏi phòng, ngoài bấm điện thoại cập nhật tin tức dịch bệnh không làm cách nào được, không về quê được cũng không đi làm được, nên cũng không có đồng nào gửi về quê chu cấp cho hai con đi học. Hôm nọ ông bà nội mới ứng tiền đóng học phí cho con anh, nhớ con nhớ nhà chỉ biết gọi điện động viên gia đình hỏi thăm, buồn lắm. Đợt giãn cách thứ 2 này công ty vợ anh cho công nhân đi làm lại, thực hiện ăn ngủ tại công ty, nên giờ chỉ còn lại mình anh ở phòng trọ, thôi cũng bớt được một người".

Phòng trọ nơi anh Hoàng ở chỉ vỏn vẹn 15 mét cả khu WC, lợp mái tôn, nên mùa hè vô cùng nóng bức, ngột ngạt
Phòng trọ nơi anh Hoàng ở chỉ vỏn vẹn 15 mét cả khu WC, lợp mái tôn, nên mùa hè vô cùng nóng bức, ngột ngạt
Lều bạt của công nhân xây dưng ở Tứ Liên, Tây Hồ bị do giãn cách xã hội không thể về quê nên họ phải sống tạm chờ hết giãn cách.
Lều bạt của công nhân xây dưng ở Tứ Liên, Tây Hồ bị do giãn cách xã hội không thể về quê nên họ phải sống tạm chờ hết giãn cách.

Anh Lâm quê ở Lâm Thượng, Lục Yên, Yên Bái là lao động tự do, anh nhận công trình xây dựng cùng với 20 người từ Yên Bái xuống Hà Nội từ 2 tháng trước khi dịch bùng phát.

Rồi thì lệnh giãn cách bất ngờ khiến 20 con người gần như "kẹt cứng" lại thành phố, các công nhân tại đây 100% là lao động tự do nên hoàn toàn không có sự hỗ trợ của chủ thầu, cuộc sống của họ hiện đang vô cùng bấp bênh, thiếu thốn, ở lều bạt rách tạm bợ, ngủ tạm trên giường kê bằng thanh sắt, nước uống nước sinh hoạt và các nhu yếu phẩm thiếu yếu khan hiếm, việc mua bán lương thực cũng rất khó khăn. 

Đa số các lao động tự do đều là các thanh niên trẻ ở quê ra Hà Nội kiếm việc làm, giờ họ như
Đa số các lao động tự do đều là các thanh niên trẻ ở quê ra Hà Nội kiếm việc làm, giờ họ như "kẹt cứng" giữa thành phố
Chỗ che mưa che nắng, cũng là nơi ăn uống, ngủ nghỉ của nhóm công nhân
Chỗ che mưa che nắng, cũng là nơi ăn uống, ngủ nghỉ của nhóm công nhân

Liên hệ với hội đồng hương Yên Bái được biết, Hội đồng hương đang tiến hành hỗ trợ các công nhân bị mắc kẹt lại ở Hà Nội, danh sách đang tăng lên rất nhiều, hiện tại còn một số thợ xây, công nhân vẫn chưa liên hệ được.

Hiện tại, Hội đang tích cực kêu gọi sự đóng góp về tiền và lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu của bà con và các nhà hảo tâm, và sẽ trao tận tay cho những lao động đang gặp hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Hoàng Toàn

Nghiêm cấm tăng giá tuỳ tiện, đầu cơ vật tư, thiết bị chống dịch COVID-19

Nghiêm cấm tăng giá tuỳ tiện, đầu cơ vật tư, thiết bị chống dịch COVID-19

Bộ Y tế đã có văn bản gửi các đơn vị sản xuất, nhập khẩu và cung ứng trang thiết bị y tế về việc đảm bảo sản xuất kinh doanh và rà soát công khai giá trang thiết bị y tế trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19.