Theo Forbes, suy thoái ở Mỹ thường được gây ra bởi thắt chặt tiền tệ, khủng hoảng tài chính xuất phát từ bong bóng tài sản hoặc cú sốc bên ngoài. Bất chấp nỗ lực hạ lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), bức tranh u ám đang bao trùm nền kinh tế nước này.
Trong một báo cáo công bố mùa hè vừa qua, ngân hàng Morgan Stanley đã cảnh báo về một giai đoạn tiềm ẩn rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ gia tăng. Tuy vậy, yếu tố “mồi lửa” làm bùng lên đợt suy thoái tiếp theo vẫn còn là dấu chấm hỏi, và đó thường là điều không ai có thể lường trước.
Nhìn lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, nguyên nhân gây nên thảm họa này không phải là sự sụp đổ của bong bóng bất động sản Mỹ, mà là sự phát triển rộng khắp của các loại chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp.
Còn hiện tại, một trong số những hành động không thể dự đoán trước của tổng thống Trump có thể trở thành hòn đá khiến nền kinh tế Mỹ trượt vào giai đoạn suy thoái.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự phiên làm việc đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh G7 vào ngày 25/8/2019 tại Biarritz, Pháp. Ảnh: Jeff J Mitchell - Pool. |
Đầu tiên, Mỹ đang thực hiện là vũ khí hóa thương mại. Bằng các đòn thuế và điều luật cấm các doanh nghiệp Mỹ làm ăn với doanh nghiệp nước ngoài với lý do đảm bảo an ninh quốc gia, tổng thống Trump đang ghìm phanh lên bánh xe tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Các công ty, kể cả của Mỹ lẫn nước ngoài, giờ đây trở nên mù mờ trong việc đầu tư và bắt tay làm ăn cùng ai. Thương chiến Mỹ - Trung đang đẩy các nhà đầu tư đi trên một lớp băng mỏng và biến mọi kế hoạch dự liệu tương lai thành những mảnh giấy vô giá trị.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang yêu cầu bộ ngân khố nước này đưa nhiều quốc gia (bao gồm Trung Quốc và nhiều nước Á - Âu) vào danh sách các nước thao túng tiền tệ, đồng thời đe đọa trả đũa nếu các nước này duy trì tình trạng thao túng hiện tại. Tuy vậy song hành với hành động này thì FED lại cắt giảm lãi suất, giúp nâng sức tăng trưởng của thị trường nội địa, củng cố sức mạnh của USD và khả năng cạnh tranh của hàng Mỹ trên thị trường toàn cầu.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell làm chứng trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện tại Tòa nhà Quốc hội ở Washington vào ngày 10/7/2019. Ảnh: AP |
Nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Gita Gopinath cho rằng những hành động trên chỉ khiến thị trường tiền tệ trở nên bất ổn hơn và tạo gánh nặng cho tăng trưởng thương mại toàn cầu.
Nền kinh tế Mỹ dễ tổn thương hơn nhiều người lầm tưởng. Những dấu hiệu của suy thoái đang hiện ra ngày một rõ ràng, với tín hiệu đáng kể nhất là sự xuất hiện của đường cong lợi suất đảo ngược, trong đó mức chênh lệch giữa trái phiếu dài hạn và ngắn hạn bị âm thay vì dương như thông thường.
Hình ảnh này thể hiện sự bi quan của nhà đầu tư về nền kinh tế. Tuy vậy để trở thành dấu hiệu cảnh báo suy thoái, đường cong lợi suất phải xuất hiện ít nhất trong vài tuần, và may mắn thay kịch bản này vẫn chưa xảy ra.
Một tín hiệu khác của suy thoái kinh tế là lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Gần đây IHS Markit đã chỉ ra rằng chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất đã giảm xuống 49,9 trong tháng 8/2019. Đây là lần đầu tiên trong gần thập niên (tính từ tháng 8/2009), chỉ số này rơi xuống dưới ngưỡng 50.
Bên cạnh đó lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ đã sụt giảm liên tiếp trong nửa đầu năm 2019. Bloomberg chỉ ra rằng các doanh nghiệp hàng đầu thuộc danh sách S&P 500 đang phải chịu mức giảm 0,3% lợi nhuận trong quý đầu và giảm 2,8% nữa trong quý hai của năm nay.
Nhiều người tin rằng các doanh nghiệp nhỏ, với một vài trong số đó mang nợ nhiều nhất thị trường, thậm chí còn đang trong tình trạng bi đát hơn thế.
Thị trường chứng khoán thế giới lao dốc vì chiến tranh thương mại Mỹ -Trung. |
Một cuộc suy thoái vào năm 2020 sẽ gây bất tiện nhất cho Tổng thống Trump vì nó có thể gây nguy hiểm cho cuộc bầu cử lại của ông. Mặc dù tự hào rằng nền kinh tế Mỹ là tốt nhất, một số dấu hiệu quan tâm đang bắt đầu xuất hiện.
Ngoài việc nói lên nền kinh tế và gây áp lực cho Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ về việc cắt giảm lãi suất ngày càng nhanh hơn, giờ đây ông đang nghĩ đến việc cắt giảm thuế lương để tăng chi tiêu của người tiêu dùng. Nền kinh tế Mỹ đang tuột dốc gần hơn với suy thoái kinh tế vì nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại ở bên ngoài và đầu tư, tiêu dùng trong nước bị đình trệ.