Những ngày vừa qua, mạng xã hội đang chia sẻ hình ảnh được cho là đăng trên một tờ lịch ngày 29 Tết. Điều gây chú ý là trong đó có câu được chú thích rõ ràng là tục ngữ in trang trọng bên dưới: "Giao thừa vợ nấu cháo lươn/ Chồng ăn chồng…, vợ trườn ra sân".
Hình ảnh tờ lịch Tết có câu nói gây tranh cãi. (Ảnh: Facebook). |
Dù chưa thể xác minh liệu đây là hình ảnh có thật hay sản phẩm photoshop nhưng hiện đã trở thành chủ đề bàn luận rôm rả trên cac diễn đàn. Nhiều người bức xúc với nội dung thô tục như vậy được in vào tờ lịch cuối cùng trước khi Tết Nguyên đán Nhâm Dần đến.
Hiện chưa thể tìm ra đơn vị in ấn, nhà xuất bản phụ trách. Chia sẻ với Pv Dân trí, Nhà nghiên cứu văn hóa TS Nguyễn Ánh Hồng cho biết các tờ lịch đưa những câu ca dao, tục ngữ là việc quen thuộc và rất có ý nghĩa nếu những câu này phù hợp với thuần phong mỹ tục và đảm bảo được các chức năng: giáo dục, đạo đức, nhận thức và định hướng xã hội. Với trường hợp trên, "khó có thể xác định được đây có phải tục ngữ, ca dao" hay không.
"Cho dù là nguyên gốc hay biến tướng thì những câu nói vô nghĩa, gây tranh cãi, tác động xấu với dư luận không nên đưa vào in trên lịch Tết. Tục ngữ, thành ngữ phải đảm bảo được các chức năng giáo dục và phù hợp với văn hóa đại chúng.
Câu nói được cho là ca dao, thành ngữ trên cũng giống như con hổ "biến tướng" ở khu du lịch Thanh Hóa gây xôn xao dư luận. Khi đã là biến tướng, không phù hợp với văn hóa đại chúng, không đáp ứng được các chức năng giáo dục, nhân văn thì nên loại bỏ, càng không nên lựa chọn in ấn vào lịch Tết", bà Hồng bình luận.
Trao đổi với Zing, PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, hai câu trên không phải tục nhữ. Về mặt hình thức, đây là câu ca dao. Tuy nhiên, ông Tình nghi ngờ tính chính danh của nó. Chưa thể khẳng định câu này là bịa đặt hay nhặt nhanh ở đâu nhưng khi trích dẫn, người trích phải biết xuất xứ, câu ca dao, tục ngữ được lấy từ nguồn, sách nào, ai sưu tầm mới khẳng định là ca dao chính danh dân gian truyền lại.
Ông nghi ngờ câu thơ được tự tạo chứ không phải của dân gian vì giọng điệu, hơn nữa, nội dung rất tục, bậy bạ, không mang giá trị của tư duy dân gian. Ông không cho rằng câu trên được sưu tầm, đưa vào sách. Nhưng nếu nó thực sự do nhà xuất bản đứng ra thu thập, ông vẫn không thể chấp nhận, đặc biệt khi đưa nó lên lịch.
“Có thể, người ta cũng tin những người làm lịch thường có kinh nghiệm, tri thức nhất định về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, không thể ngờ đến việc đưa vào một câu như vậy, làm giảm giá trị văn hóa. Có lẽ, chúng ta cũng cần nhắc nhở người làm lịch thận trọng khi đưa thông tin lên tờ lịch”, PGS.TS chia sẻ.
KQXSST 26/1/2022: Trực tiếp xổ số Sóc Trăng thứ Tư ngày 26/1/2022
Xổ số Sóc Trăng (XSST 26/1/2022) bắt đầu quay thưởng từ lúc 16h15 ngày 26/1/2022. Bạn đọc có thể theo dõi trực tiếp tại đây.