Trải qua 2 năm dịch bệnh kéo dài, thị trường nhà đất, vàng, chứng khoán và tiền gửi tiết kiệm ghi nhận nhiều diễn biến thăng trầm

Từ 1/2020 đến tháng 6/2022, đất và nhà ở có chỉ số tăng giá cao nhất, xếp sau đó là vàng, chứng khoán và tiền gửi tiết kiệm. Trải qua 2 năm dịch bệnh kéo dài, thị trường nhà đất, vàng, chứng khoán và tiền gửi tiết kiệm ghi nhận nhiều diễn biến thăng trầm...

Mặc dù quan tâm đến bất động sản có dấu hiệu "giảm nhiệt" tại nhiều tỉnh thành trong quý 2/2022 so với cùng kỳ năm 2021 nhưng trong ngắn hạn sẽ khó có khả năng giá bất động sản giảm. Ngoài mục đích để ở với nhu cầu luôn hiện hữu, mục đích đầu tư sẽ hướng tới dài hạn. Vì vậy, tâm lý đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngắn hạn như dịch bệnh và các yếu tố khác.

Đánh giá về thị trường bất động sản thời gian qua, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Xây dựng mới đây, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, trong năm 2021, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi một số khu vực, đặc biệt là phân khúc đất nền tại một số khu vực dự kiến lên quận, sáp nhập hoặc có hệ thống hạ tầng giao thông chạy qua... tăng giá đột biến. Ngoài ra, giá nhà chung cư tăng 5-7%, nhà ở riêng lẻ có nơi tăng 30%.

Giá bất động sản tăng cao có nhiều nguyên nhân, một phần do nguồn cung hạn chế, tín dụng điều chỉnh chưa tốt, thông tin về thị trường chưa kịp thời, chặt chẽ, chính xác, nên có hiện tượng lợi dụng thông tin để nâng giá thổi giá.

Trước thực tế nêu trên, ông Khởi cho biết, Bộ Xây dựng có nhiều văn bản đôn đốc, cùng với đó là sự vào cuộc của chính quyền địa phương, thị trường bất động sản đến thời điểm hiện nay so với cùng kỳ 2021 và cuối năm 2021 đã có nhiều nơi đã hạ nhiệt mặc dù giá vẫn còn cao.

Nhận định về tình hình 6 tháng cuối năm này, ông Khởi dự báo thị trường sẽ phát triển song vẫn có những biện pháp cần thiết để tránh những hiện tượng xảy ra như 2021, trong đó có việc đẩy nhanh nguồn cung, đặc biệt nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Thị trường bất động sản vài năm gần đây liên tục “sốt’’ ở khắp nơi dẫn đến giá nhà, đất không ngừng “leo thang” bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo báo cáo mới đây của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), giá nhà đất ở nhiều nơi tăng nóng, nhất là phân khúc đất nền tại các khu vực sắp lên quận, sáp nhập hoặc có hệ thống hạ tầng giao thông chạy qua... tăng giá đột biến. Ngoài ra, giá nhà chung cư tăng 5-7%, nhà ở riêng lẻ có nơi tăng 30%.

Trước thực tế trên, các cơ quan ban ngành, địa phương đã có loạt động thái chấn chỉnh lại thị trường bất động sản như “phanh” tín dụng vào bất động sản từ ngân hàng, kiểm soát phát hành trái phiếu, siết thuế bất động sản… Ngay lập tức, thị trường bất động sản ở nhiều nơi có dấu hiệu hạ nhiệt, tuy nhiên giá vẫn neo ở mức cao.

Các sản phẩm ở vị trí chiến lược, được quy hoạch một cách bài bản, có đầy đủ tiện ích, dịch vụ cơ sở hạ tầng tốt, quản lý chuyên nghiệp vẫn được khách hàng tìm kiếm. Nhu cầu được an cư, được nâng cao chất lượng sống vẫn luôn rất lớn trong đại bộ phận người dân. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nguồn cung sản phẩm dự án đạt được chất lượng, mang lại giá trị sống như vậy là không nhiều. Đặc biệt là ở những khu vực có tốc độ phát triển đô thị nhanh như ở TP.HCM.

Còn TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, thị trường hiện tại nguồn cung thấp, giá bán còn cao nên thanh khoản đang hạn chế. Dự kiến từ nay đến cuối năm, thị trường bất động sản vẫn sẽ diễn ra theo xu hướng như vậy.

Theo vị chuyên gia của Savills, có hai vấn đề cốt lõi cần quan tâm là pháp lý và dòng tiền. Trong đó, điểm nghẽn lớn cho bất động sản, nhất là với bất động sản nhà ở không phải là dòng tiền mà ở điểm khác.

Tổng Hợp