Việc quản lý lỏng lẻo, định giá đất "xa" thực tế

để khắc phục tình trạng này, trong khi chờ các giải pháp khi Luật Đất đai năm 2013 được sửa đổi toàn diện, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp phản ánh từ các địa phương để sửa đổi Nghị định số 44 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất, Thông tư số 36 ban hành cùng năm của Bộ TN-MT; kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc của các địa phương về định giá đất, đặc biệt là đối với các dự án thu hồi đất chuyển tiếp giữa Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013.

Bộ TN-MT khẳng định, pháp luật đất đai năm 2013 quy định việc xác định giá đất cụ thể được thực hiện theo quy trình chặt chẽ (điều tra, khảo sát xác định giá đất, thông qua Hội đồng thẩm định giá đất, quyết định giá đất) đã nâng cao chất lượng kết quả xác định giá đất, cơ bản phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường theo nguyên tắc định giá đất quy định tại Điều 112 của Luật Đất đai, bảo đảm hơn quyền lợi của người có đất bị thu hồi, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai cũng thừa nhận, giá đất cụ thể tại một số địa phương còn thấp hơn so với giá đất thị trường.

Nguyên nhân một phần do khi công chứng các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất người dân thỏa thuận giá đất hơn hoặc bằng giá đất trong bảng giá đất để giảm thuế thu nhập, nhiều loại đất, khu vực không có thông tin chuyển nhượng quyền sử dụng đất, điều này ảnh hưởng đến thông tin đầu vào để áp dụng các phương pháp định giá đất.

Cử tri tỉnh Hưng Yên đề nghị sửa đổi Điều 73 Luật Đất đai năm 2013 về việc sử dụng đất thông qua hình thức chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Phần địa tô chênh lệch cao hơn đối với đất đai cơ bản do Nhà nước tạo ra nên việc xử lý tốt phần giá trị tăng thêm của đất đai sau khi thực hiện dự án (địa tô chênh lệch phát sinh). Phần phải xử lý này được thực hiện trên nguyên tắc: Nhà nước thu về phần địa tô chênh lệch để thực hiện việc điều tiết. Người dân và các tổ chức được hưởng lợi từ địa tô chênh lệch phải nộp về Nhà nước ngay sau khi địa tô chênh lệch xuất hiện để điều tiết cho người có đất bị thu hồi, ngoài việc được đền bù về đất, còn được hưởng khoản hỗ trợ.

Nhiều ý kiến cho rằng, giá trị tăng thêm của đất đai sau khi thực hiện dự án đang chui vào túi 3 nhà.

Thứ nhất là những hộ dân được nhô ra mặt tiền.

Thứ hai là túi những nhà đầu tư phát triển bất động sản

Thứ ba là túi của những quan chức tham nhũng.

Như vậy, cả Nhà nước và những người dân bị di dời để nhường đất thực hiện dự án hầu như không được hưởng lợi gì từ chênh lệch địa tô này. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản thành phố Hồ Chí Minh, ở Việt Nam, việc điều tiết giá trị sử dụng đất đai tăng thêm sau khi phát triển các tuyến đường giao thông đô thị, đã được thực hiện thông qua công cụ bảng giá đất, bổ sung giá đất của tuyến đường mới.

Việc này nhằm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và công cụ thuế chuyển nhượng bất động sản, sau khi bảng giá đất quy định giá đất của tuyến đường mới.

Thực tế trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng, nếu trong dự án còn 1 hộ gia đình không đồng ý chuyển nhượng, bàn giao đất thì cũng ảnh hưởng tới việc triển khai dự án đầu tư. Điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến việc thu hút và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn - cử tri Hưng Yên nêu vấn đề.

Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho hay: tại Việt Nam, thực hiện cơ chế nhà nước thu hồi đất để phát triển hạ tầng là việc làm thường xuyên, nhưng tiến độ thường rất chậm. Người vui kẻ buồn xen lẫn, khiếu kiện xảy ra ở nhiều nơi.

Những bất cập bộc lộ trong luật Đất đai, nhất là vấn đề định giá đất khiến cử tri lo ngại, gửi chất vấn sau kỳ họp 10 của Quốc hội. Bộ TN-MT nêu nguyên nhân khiến giá đất thấp hơn thị trường.