Hình ảnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp

17/10/1947, giặc Pháp huy động 2 vạn quân tinh nhuệ có máy bay, tàu chiến hỗ trợ mở cuộc tiến công lớn lên Bắc Việt, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
Sau 75 ngày đêm chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã giành được thắng lợi vang dội, đánh bại hoàn toàn chiến lược Đánh nhanh thắng nhanh, bảo vệ được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến; buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài, tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiến bước sang thời kì mới. Trong ảnh: Tàu chiến của Thực dân Pháp bị quân dân ta đánh đắm trên sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông 1947). (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Sau 75 ngày đêm chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã giành được thắng lợi vang dội, đánh bại hoàn toàn chiến lược Đánh nhanh thắng nhanh, bảo vệ được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến; buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài, tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiến bước sang thời kì mới. Trong ảnh: Tàu chiến của Thực dân Pháp bị quân dân ta đánh đắm trên sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông 1947). (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Pháo 75mm của ta bắn tàu chiến Pháp. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Pháo 75mm của ta bắn tàu chiến Pháp. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau lễ phong quân hàm Đại tướng, tại Lục Rã, chân đèo Re, ngày 27/5/1948. (Nguồn: TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau lễ phong quân hàm Đại tướng, tại Lục Rã, chân đèo Re, ngày 27/5/1948. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu phương án tác chiến chiến dịch Biên giới, năm 1950. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu phương án tác chiến chiến dịch Biên giới, năm 1950. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN)
Sáng sớm 16/9/1950, Bác Hồ đến vị trí quan sát đặt trên núi Báo Đông để quan sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến trận đánh các cứ điểm địch ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Hình ảnh vị lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc không ngại khó khăn, nguy hiểm ra mặt trận trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến đấu là nguồn động viên to lớn, làm nức lòng bộ đội ta ra sức thi đua giết giặc lập công, đưa Chiến dịch đến toàn thắng. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Sáng sớm 16/9/1950, Bác Hồ đến vị trí quan sát đặt trên núi Báo Đông để quan sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến trận đánh các cứ điểm địch ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Hình ảnh vị lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc không ngại khó khăn, nguy hiểm ra mặt trận trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến đấu là nguồn động viên to lớn, làm nức lòng bộ đội ta ra sức thi đua giết giặc lập công, đưa Chiến dịch đến toàn thắng. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội ta xung phong đánh chiếm cứ điểm Đông Khê, ngày 16/9/1950. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội ta xung phong đánh chiếm cứ điểm Đông Khê, ngày 16/9/1950. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo phương án tác chiến trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo phương án tác chiến trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội ta hành quân lên Tây Bắc trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội ta hành quân lên Tây Bắc trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

PV

theo TTXVN

Nhìn lại lịch sử chiếc áo dài Việt Nam

Nhìn lại lịch sử chiếc áo dài Việt Nam

“Lịch sử áo dài không so được với kiểu áo Giao lĩnh”, Đức khái quát.