Theo Forbes, vào thời kỳ bong bóng dot-com ở giai đoạn 1999 – 2000, tỷ phú Bill Gates, cựu CEO Microsoft, đã trở thành người đầu tiên trên thế giới sở hữu khối tài sản ròng trị giá 100 tỷ USD.
Cột mốc này là một kỷ lục khó bị phá bỏ, đã tồn tại tới mãi năm 2017, khi có một người khác đã san bằng cột mốc mà cựu CEO Microsoft từng thiết lập, đó là cựu CEO Amazon Jeff Bezos. Chỉ ba năm sau, chính tỷ phú Jeff Bezos lại thiết lập nên cột mốc mới khi là người đầu tiên các mốc giá trị khối tài sản ròng 200 tỷ USD vào tháng 8/2020.
Đến cuối năm 2021, "câu lạc bộ 100 tỷ USD" (những tỷ phú sở hữu khối tài sản ròng có giá trị ít nhất 100 tỷ USD) đã có 10 thành viên, và không ai trong số họ giàu hơn CEO Tesla Elon Musk, người nắm giữ khối tài sản ròng trị giá 272 tỷ USD, nhiều hơn 72 tỷ USD so với người đứng thứ hai là ông chủ đế chế hàng xa xỉ người Pháp Bernard Arnault.
Mọi thứ đã đảo chiều một cách nhanh chóng tron năm 2022. Những biến động của thị trường tài chính, kết hợp với các yếu tố kinh tế vĩ mô không chắc chắn như áp lực của lạm pháp, tăng lãi suất và các yếu tố khác đã khiến nhiều tỷ phú rời khỏi "câu lạc bộ 100 tỷ USD".
Ngày nay, cầu thủ người Pháp vẫn đứng đầu câu lạc bộ đó, đã giảm quy mô xuống còn 7 người. Trong khi đó, ông Musk đã tuyên bố một danh hiệu khác của riêng mình: người đầu tiên mất hơn 100 tỷ USD trong một năm dương lịch.
Ông Elon Musk đã thiết lập nên hai kỷ lục "buồn" sau những gì đã trải qua trong năm 2022. CEO Tesla đã trở thành người đầu tiên mất hơn 100 tỷ USD trong một năm dương lịch. Giá trị khối tài sản ròng mà tỷ phú Elon Musk nắm giữ ở giai đoạn cuối năm 2022 là 147 tỷ USD, tức giảm 125 tỷ USD so với thời điểm cuối năm 2021, phần lớn là do giá cổ phiếu Tesla giảm 65%.
Bên cạnh đó, CEO Tesla hiện đã lập ra một kỷ lục mới mà có lẽ ông không mong muốn: Trở thành người đầu tiên trong lịch sử chứng kiến giá trị khối tài sản ròng của mình giảm hơn 200 tỷ USD.
Theo Bloomberg Billionaires Index, giá trị khối tài sản ròng của tỷ phú Elon Musk từng đạt đỉnh ở mức 340 tỷ USD vào ngày 4/11/2021. Tuy nhiên, tỷ phú Elon Musk, 51 tuổi, đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng của mình giảm mạnh xuống còn 137 tỷ USD vào ngày 31/12/2022, sau khi giá cổ phiếu Tesla sụt giảm trong những tuần gần đây, bao gồm cả mức giảm 11% trong phiên giao dịch ngày 27/12.
Nhà phân tích Dan Ives của Wedbush cho biết: "Đó là một năm hỗn loạn do chính họ gây ra do thảm họa Twitter. Tuy nhiên, ông Musk không phải là người duy nhất trải qua một năm tồi tệ.
Trong một năm tài sản bị "bốc hơi" chưa từng có, 4 tỷ phú khác đã giảm số tiền kỷ lục khi cổ phiếu công nghệ lao dốc. CEO Amazon Jeff Bezos đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng giảm 85 tỷ USD trong năm 2022 do giá cổ phiếu công ty cũ mà ông điều hành giảm 50%, kém hơn 17 điểm phần trăm so với chỉ số Nasdaq thiên về công nghệ.
Tỷ phú Mark Zuckerberg, CEO Meta (công ty mẹ Facebook), cũng đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng giảm 77 tỷ USD do giá cổ phiếu công ty truyền thông mạng xã hội mà ông điều hành giảm 64% trong năm qua.
Trong khi đó, những người đồng sáng lập Google, Larry Page và Sergey Brin, mỗi người đã mất gần 45 tỷ USD khi cổ phiếu của công ty hiện được gọi là Alphabet giảm 39%.
Thực tế, đây cũng là chu kỳ biến động bình thường đối với các tỷ phú này. Trước đây, họ từng lọt vào danh sách những tỷ phú kiếm được nhiều tiền nhất trong một năm dương lịch.
Những tỷ phú này chiếm 5 trong số 10 mức tăng giá trị khối tài sản ròng theo năm dương lịch lớn nhất trong lịch sử: Musk tăng 129 tỷ USD vào năm 2020 và 116 tỷ USD vào năm 2021, Bezos tăng 75 tỷ USD vào năm 2020, Page và Brin lần lượt tăng 46 tỷ USD và 44 tỷ USD vào năm 2021.
Vì vậy, không có gì khó hiểu khi những tỷ phú này chứng kiến giá trị khối tài sản ròng của mình giảm sâu cũng trong một năm dương lịch.