Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nghề nghiệp của cha mẹ có xu hướng "di truyền" qua các thế hệ. Điều này có nghĩa là con cái thường theo đuổi những ngành nghề tương tự như cha mẹ. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta thường nghe nhắc đến các "gia đình nghệ thuật", "gia đình bác sĩ" hay "gia đình nhà giáo".
Nghe có vẻ như một quan niệm mê tín, nhưng thực tế đây là cách mà cha mẹ biến chuyên môn nghề nghiệp của mình thành tài nguyên giáo dục cho con cái. Nói một cách khác, đặc trưng nghề nghiệp của cha mẹ phần nào khai phá tiềm năng của con từ rất sớm.
Một nghiên cứu kéo dài 30 năm do Hiệp hội Tâm lý học Mỹ thực hiện đã chỉ ra rằng, nghề nghiệp của cha mẹ có ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập, thành tựu và khả năng thích nghi xã hội của con cái khi trưởng thành.
Vậy, cha mẹ làm nghề gì thì con cái có nhiều cơ hội để "mở khóa" cuộc đời thành công? Câu trả lời được tìm thấy trong 3 nhóm nghề sau đây:
1. Bác sĩ/nhà nghiên cứu
Bác sĩ và nhà nghiên cứu thường sở hữu những phẩm chất nổi bật như tư duy hệ thống và khả năng phân tích logic cao. Họ làm việc dựa trên dữ liệu và bằng chứng, đồng thời có tính khắt khe với chi tiết và kỷ luật cao.
Trong công việc, họ thường xuyên phải đối mặt với áp lực và rủi ro. Những đặc điểm này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn thẩm thấu vào con cái một cách âm thầm nhưng mạnh mẽ.
![]() |
z6451874120057_f3716e6479f056596d9c6a175e8ebf05 |
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, trẻ em có cha mẹ là bác sĩ hoặc nhà khoa học có thành tích học tập trong các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán cao hơn 31% so với những trẻ em có cha mẹ làm nghề khác.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins cho thấy trẻ em trong gia đình bác sĩ có mức hormone căng thẳng (cortisol) thấp hơn 41% khi đối mặt với các tình huống bất ngờ, điều này cho thấy khả năng thích nghi tâm lý của các em tốt hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bởi đặc thù công việc căng thẳng, cha mẹ trong ngành này dễ thiếu thời gian cho con hoặc tạo ra môi trường quá khắt khe. Vì vậy, việc cân bằng giữa công việc và gia đình là rất quan trọng, để ảnh hưởng tích cực từ nghề nghiệp không bị phản tác dụng.
2. Giáo viên/người làm giáo dục
Trong vai trò là những người làm giáo dục, cha mẹ cần không ngừng học hỏi và cập nhật tri thức. Điều này không chỉ giúp họ tạo ra một môi trường sống tích cực, mà còn khuyến khích sự tiến bộ của con cái.
Cha mẹ hiểu rõ các phương pháp học tập hiệu quả, có khả năng xây dựng khung tư duy và phân tích lỗi sai. Họ cũng làm việc trong một môi trường tích cực, nơi khuyến khích sự phát triển toàn diện của trẻ.
Theo nghiên cứu từ Đại học Cambridge, con cái của giáo viên đạt điểm cao hơn 23% trong các bài đánh giá năng lực siêu nhận thức (tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập), một yếu tố quan trọng để thích nghi trong thời đại biến động.
Trong quá trình nuôi dạy con, nhiều giáo viên thường gặp phải một số khó khăn. Một trong số đó là việc mang tư duy nghề nghiệp vào cuộc sống gia đình, dẫn đến việc áp dụng "phong cách quản lý lớp học" lên chính con cái của mình. Điều này có thể gây ra áp lực và kiểm soát quá mức, làm mất cân bằng trong mối quan hệ gia đình.
Do đó, việc phân biệt rõ ràng giữa vai trò "phụ huynh" và "giáo viên" là rất cần thiết, nhằm tránh để công việc ảnh hưởng đến cảm xúc và sự gắn kết trong gia đình.
![]() |
z6451875248849_30681b3a367e85d181c30e4c44bff200 |
3. Doanh nhân/người khởi nghiệp
Theo khảo sát của Trường Kinh doanh Harvard, trong số 3.000 con em doanh nhân, có tới 43% đã được cha mẹ cho tham gia quản lý công việc kinh doanh từ khi còn nhỏ. Mặc dù không tiếp bước cha mẹ trong sự nghiệp, những người này vẫn sớm thể hiện khả năng lãnh đạo và tư duy tài chính. Hiện tượng này được gọi là "hiệu ứng ngấm nghề" từ môi trường sống.
Trẻ em trong gia đình làm kinh doanh thường có những lợi thế nổi bật. Chúng được tiếp xúc với thế giới thực từ sớm, giúp hình thành tầm nhìn rộng và tư duy linh hoạt. Những trẻ này cũng hiểu rõ về giá trị của công việc và tiền bạc. Hơn nữa, việc có cơ hội thử nghiệm và mắc sai lầm giúp chúng nhanh chóng rút ra bài học và trưởng thành hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Tuy nhiên, không phải trẻ em nào cũng có điều kiện như vậy. Bài học quan trọng ở đây là việc cho trẻ tiếp xúc với thực tế và học hỏi từ cuộc sống chính là cách hiệu quả nhất để rèn luyện năng lực sinh tồn.
Gợi ý mâm cúng Tết Hàn Thực 2025 đầy đủ và ý nghĩa
Tết Hàn Thực là dịp để mỗi gia đình thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên. Vậy mâm cúng cần chuẩn bị những gì để vừa trang trọng, đầy đủ?