5 hành vi ai cũng tưởng nghỉ ngơi nhưng thực chất đang “hút cạn” năng lượng, gọi mời bệnh tật

Đôi khi, có những hành vi chúng ta tưởng rằng đang cho cơ thể nghỉ ngơi, hồi sức nhưng thực ra càng làm nhiều càng mệt mỏi, thậm chí mắc bệnh tật.

Ngay cả việc nghỉ ngơi cũng cần đúng cách. Bác sĩ Tô Kinh (Bắc Kinh, Trung Quốc) cảnh báo, có nhiều hành vi nhìn bề ngoài tưởng chừng như đang nghỉ ngơi, thư giãn nhưng thực tế thì ngược lại. Chúng tiêu tốn năng lượng, gây tổn hại cơ thể, băng hoại cảm xúc, gây tổn hại lâu dài cho sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Phổ biến nhất là 5 kiểu “nghỉ ngơi độc hại” dưới đây. Nếu bạn có cần sửa ngay!

1. Ngủ quá nhiều

Ngủ quá nhiều, nhất là vào ban ngày là kiểu
Ngủ quá nhiều, nhất là vào ban ngày là kiểu "nghỉ ngơi độc hại", khiến bạn càng mệt mỏi thêm (Ảnh minh họa)

Cơ thể cần được ngủ để nghỉ ngơi và phục hồi nhưng nếu ngủ quá nhiều thì lại phản tác dụng. Các nghiên cứu sức khỏe chỉ ra rằng ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi ngày có thể gây mệt mỏi, rối loạn nhịp sinh học, tăng nguy cơ béo phì, bệnh trầm cảm, bệnh tim mạch… cùng nhiều vấn đề khác. Đặc biệt là nếu bạn thường xuyên ngủ nướng vào ban ngày. Tốt nhất hãy ngủ 6 - 8 tiếng mỗi ngày và đảm bảo 80% thời gian ngủ vào ban đêm.

2. Lướt mạng xã hội nhiều giờ liên tục

Không ít người cho rằng điều này là một sở thích, cách giải trí và thư giãn. Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe tâm thần Tang Yichen (Trung tâm Xúc tiến Tâm lý Đại chúng và Sức khỏe Tâm thần Zhongke Bắc Kinh, Trung Quốc) cảnh báo nó gây hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Bao gồm làm tăng cảm giác căng thẳng và lo âu, rối loạn giấc ngủ, não bộ bị ảnh hưởng… Ngoài ra, còn gây hại cho mắt và xương khớp.

  Dành nhiều thời gian lướt mạng xã hội hay chơi trò chơi điện tử vui nhất thời nhưng tiềm ẩn nhiều hệ lụy sức khỏe (Ảnh minh họa)

Dành nhiều thời gian lướt mạng xã hội hay chơi trò chơi điện tử vui nhất thời nhưng tiềm ẩn nhiều hệ lụy sức khỏe (Ảnh minh họa)

3. Để cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi quá lâu

Nghỉ ngơi quá nhiều dù phục hồi thể lực nhanh chóng nhưng nếu kéo dài sẽ gây hại cho sức khỏe. Việc không hoạt động trong thời gian dài làm cơ thể mệt hơn và có thể dẫn đến mệt mỏi mãn tính, suy giảm miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy nghỉ ngơi quá nhiều khi mắc bệnh virus có thể làm tăng triệu chứng sau đó. Bác sĩ Tô Kinh khuyên rằng thay vì chỉ nằm một chỗ, hãy kết hợp các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga hay gặp gỡ bạn bè để tăng cường sức khỏe ngay cả khi bạn ốm.

4. Dành nhiều thời gian cho trò chơi điện tử

Trò chơi điện tử trở thành phương pháp giải tỏa stress cho nhiều người nhưng nếu dành quá nhiều thời gian cho chúng thì sẽ không còn là nghỉ ngơi nữa. Nó gây căng thẳng, mệt mỏi và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ. Bác sĩ Tang Yichen nhắc nhở chỉ nên chơi game 30 phút tới 1 giờ, đặc biệt không chơi quá 3 giờ một ngày. Việc nghiện game có thể ảnh hưởng tới tâm thần, giảm chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra còn gây hại cho mắt và xương khớp.

5. Ăn uống theo sở thích

Nhiều người dùng ăn uống để giải tỏa tâm trạng mà không biết nó hại sức khỏe như thế nào (Ảnh minh họa)
Nhiều người dùng ăn uống để giải tỏa tâm trạng mà không biết nó hại sức khỏe như thế nào (Ảnh minh họa)

Không ít người dùng ăn uống làm sở thích, xả stress và nuông chiều bản thân. Tuy nhiên việc ăn uống vô tội vạ sẽ mang lại nhiều tác hại. Bao gồm mệt mỏi do cơ thể quá tải, rối loạn tuần hoàn máu, não bộ hoạt động kém. Đồng thời tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, mỡ máu cao, viêm nhiễm và bệnh về trí não… Nhất là với những loại đồ ăn thường được ưa chuộng khi muốn cải thiện tâm trạng như món nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và đồ cay. Bác sĩ Tô Kinh nhắc nhở, ngay cả khi muốn ăn uống nhiều hơn để phục hồi cơ thể cũng phải chọn lọc nếu không muốn trả giá đắt.

Nguồn và ảnh: QQ, Family Doctor

Ngọc Ái

Nam sinh 19 tuổi nguy kịch, máu đục như sữa, mỡ máu vượt tiêu chuẩn 100 lần chỉ bởi thói xấu tưởng vô hại

Nam sinh 19 tuổi nguy kịch, máu đục như sữa, mỡ máu vượt tiêu chuẩn 100 lần chỉ bởi thói xấu tưởng vô hại

Những thói quen ăn uống thiếu khoa học, sinh hoạt không điều độ có thể trở thành "sát thủ" gây tổn hại sức khoẻ nghiêm trọng.