Lưu ý khi thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng
Lựa chọn phong cách thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng: Phong cách hiện đại, tối giản thường được các gia chủ lựa chọn khi thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng. Sự đơn giản trong đường nét cũng như nội thất không những giúp tiết kiệm chi phí mà còn phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh của các văn phòng, nhất là khi đó là văn phòng cho thuê.
Phân chia không gian hợp lý khi thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng: Ngôi nhà có 2 chức năng nên cần sự phân chia hợp lý, khoa học. Thông thường, các KTS sẽ bố trí văn phòng ở các tầng dưới để thuận tiện cho việc đi lại và kinh doanh. Khu vực sinh hoạt của gia đình nằm ở tầng cao để mang đến sự yên tĩnh cũng như đảm bảo tính riêng tư cần thiết. Việc di chuyển của các thành viên trong gia đình cũng mang tính cá nhân và ít gây ảnh hưởng đến khi văn phòng phía dưới.
Bố trí tầng hầm hoặc tầng 1 làm nơi để xe khi thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng: Theo Cộng đồng yêu nhà đẹp, bố trí nơi để xe là điều cần thiết khi xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng. Tùy thuộc vào diện tích, vốn đầu tư mà gia chủ có thể thiết kế tầng hầm hoặc tầng 1 là nơi để xe. Cần chú trọng độ thoáng gió và phòng chống cháy nổ tại tầng để xe để đảm bảo an toàn.
Nội thất cần tối ưu không gian khi thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng: Thông thường nhà ở kiêm văn phòng có những hạn chế về diện tích, bởi vậy nên tận dụng tối đa diện tích và hài hoà cùng kiến trúc tổng thể bên ngoài là rất quan trọng. Với nhà nhỏ có thể ưu tiên nội thất đơn giản có thiết kế thông minh để tối ưu không gian, đáp ứng đầy đủ cả nhu cầu làm việc và sinh hoạt.
Xây dựng cầu thang máy kết hợp cầu thang bộ: Khi thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng, nếu được bạn nên xây dựng cầu thang máy và cầu thang bộ. Cách làm này đem lại sự tiện lợi cũng như đảm bảo tính riêng tư cho gia đình và văn phòng.
Cầu thang bộ thường được bố trí song song với thang máy, nằm ở khu vực góc khuất của công trình. Cầu thang tận dụng không gian của mặt sàn và thông thoáng. Với thang máy, nên lựa chọn loại có trọng tải 1 tấn với sức chứa khoảng 10-15 người. Hiện nay, thang máy ngoài đa dạng về nhà cung cấp, còn khá phong phú về trọng tải và kích thước đáp ứng nhiều loại hình nhà ở kết hợp văn phòng hiện nay với nhiều diện tích khác nhau, đặc biệt là với nhà có diện tích nhỏ.
Hệ thống thông gió và cây xanh khi thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng: Nhà ở kết hợp văn phòng thường có đông người. Do đó, khi thiết kế, gia chủ cần đặc biệt lưu ý đến hệ thống lưu thông gió để giảm thiểu mùi và cảm giác ngột ngạt. Thông thường, cửa đón gió có diện tích lớn hơn cửa thoát gió. Ví dụ cửa đón gió ở dưới, sát chân tường thì cửa thoát gió nằm phía trên để không khí lưu thông, đem lại cảm giác thoáng mát.
Môi trường văn phòng nên hạn chế xuất hiện mùi thức ăn. Bởi vậy nên sinh hoạt bếp núc hàng ngày của gia đình cần có chế độ hút và khử mùi tốt để tránh ám mùi. Để tăng thêm nguồn khí và đem lại cảm giác thư giãn dễ chịu, bạn cũng có thể cân nhắc trồng thêm nhiều cây xanh cũng như thiết kế các ô giếng trời quanh công trình.
Đảm bảo nguồn điện công suất lớn, an toàn khi thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng: Việc kết hợp nhà ở với văn phòng khiến công suất sử dụng điện hàng tháng tăng lên. Nếu sử dụng quá công năng cho phép sẽ khiến aptomat nhảy liên tục, ảnh hưởng đến công việc. Điện quá yếu sẽ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Bởi vậy nên khi thiết kế xây dựng, bạn cần cân nhắc tư vấn từ chuyên gia để đo lường điện năng sử dụng phù hợp, xây dựng hệ thống điện công suất lớn. đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng. Đảm bảo sự an toàn, hạn chế nguy cơ chập điện và cháy nổ để tránh gây thiệt hại về người và tài sản.