Chúng ta chỉ mới làm quen với khái niệm rằng một công ty có thể trị giá hàng nghìn tỷ USD, nhưng có khả năng giá trị tài sản ròng của một trong những gã khổng lồ kinh doanh siêu giàu của thế giới sẽ đạt được cột mốc lịch sử này vào một thời điểm nào đó.
Tổ chức từ thiện Oxfam International cho biết 5 người giàu nhất đã tăng hơn gấp đôi tổng tài sản của họ kể từ năm 2020, vào thời điểm mà 5 tỷ người ngày càng nghèo hơn.
Oxfam cho biết trong báo cáo: "Với tốc độ hiện tại, sẽ phải mất 230 năm để xóa đói giảm nghèo, nhưng chúng ta có thể có tỷ phú 'nghìn tỷ' USD đầu tiên sau 10 năm".
Tuy nhiên, Jason Hollands, giám đốc điều hành của công ty quản lý tài sản Evelyn Partners, lập luận rằng một nhóm nhỏ gồm những người cực kỳ giàu có không phải là nguyên nhân gây ra nghèo đói toàn cầu.
"Những người như Elon Musk và Jeff Bezos rất thành công vì họ đã xây dựng được những doanh nghiệp phục vụ nhu cầu và mong muốn của con người. Họ cũng đã tạo ra một lượng lớn việc làm", Hollands nói.
Elon Musk: 199 tỷ USD
Là người giàu nhất thế giới, Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, là tỷ phú có nhiều khả năng tăng giá trị tài sản ròng của mình lên 1 nghìn tỷ USD, mặc dù ông đã rời khỏi câu lạc bộ độc quyền trị giá 200 tỷ USD chỉ vào tuần trước.
Theo Bloomberg, tài sản cá nhân của ông đã tăng tăng 67,2%, từ 92 tỷ USD lên 229 tỷ USD vào năm ngoái.
Nếu Musk có thể duy trì tốc độ tăng trưởng đó, ông sẽ trở thành tỷ phú nghìn tỷ vào năm 2028, nhưng năm nay đầy gập ghềnh khi Tesla phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc.
Cổ phiếu của công ty đã giảm khoảng 25% trong tháng này, khiến tài sản của ông Musk giảm xuống còn 199 tỷ USD tính đến ngày 26/1. Tuy nhiên, ông Musk vẫn có cơ hội tốt nhất để trở thành tỷ phú nghìn tỷ đầu tiên trên thế giới vì ông vẫn còn khá trẻ ở tuổi 52.
Một "món đồ chơi" khác của ông, công ty thám hiểm không gian SpaceX, được định giá 175 tỷ USD. Hollands cho biết dù nó thuộc sở hữu tư nhân nhưng nếu IPO, thì đó sẽ thương vụ lớn nhất trong lịch sử sàn giao dịch, càng làm tăng thêm sự giàu có của Musk.
Tuy nhiên, Musk lại đang đốt tiền trên nền tảng truyền thông X, trước đây là Twitter. Nền tảng xã hội này đã mất 71% giá trị kể từ khi ông mua nó với giá 44 tỷ USD vào tháng 10/2022, lỗ khoảng 30 tỷ USD. Như ông Musk đã chỉ ra, việc đo lường sự giàu có của ông bằng việc nắm giữ cổ phiếu là một "thước đo ngớ ngẩn".
Russ Mold, giám đốc đầu tư tại AJ Bell, nhấn mạnh một lỗ hổng cố hữu khác trong khảo sát danh sách người giàu. "Họ chỉ đếm tài sản nhưng không nhìn vào mặt khác của bảng cân đối kế toán cá nhân, chẳng hạn như các khoản nợ, nợ phải trả và các khoản vay".
Giờ đây, Twitter có giá trị thấp hơn nhiều so với số tiền mà Musk đã trả cho nó, khiến việc trở thành tỷ phú 'nghìn tỷ' của ông càng khó khăn hơn nhiều.
Jeff Bezos: 184 tỷ USD
Người sáng lập Amazon Jeff Bezos, 60 tuổi, kết thúc năm 2023 với tư cách là người giàu thứ 3 trên thế giới với tài sản ròng trị giá 177 tỷ USD.
Đến ngày 26/1, ông đã giành vị trí thứ hai với 184 tỷ USD, nhờ giá cổ phiếu của Amazon tăng 6,13% trong năm nay.
Ông Bezos đã đi được một chặng đường dài kể từ khi thành lập công ty bán lẻ trực tuyến tại một gara ở Seattle vào năm 1994. Mặc dù không còn là giám đốc điều hành nhưng ông vẫn là cổ đông lớn nhất của công ty với 998 triệu cổ phiếu, chiếm chưa đến 10% tổng số cổ phiếu.
Amazon đang mở rộng ngoài lĩnh vực bán lẻ trực tuyến sang điện toán đám mây và phát trực tuyến kỹ thuật số, trong khi ông Bezos cũng đang đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào dự án tên lửa không gian có thể tái sử dụng Blue Origin.
Trong khi nhiều tỷ phú có nguy cơ thổi bay cơ hội kiếm được hàng nghìn tỷ USD bằng cách quyên góp số tiền khổng lồ cho hoạt động từ thiện, thì ông Bezos vẫn chưa ký "Cam kết cho đi"- một cam kết được Bill Gates và Warren Buffett bắt đầu vào năm 2010, kêu gọi những người giàu nhất thế giới cam kết quyên góp. Ít nhất một nửa tài sản của họ dành cho hoạt động từ thiện.
Tại thời điểm bài viết này được viết, Jeff Bezos - người giàu thứ hai thế giới với 177 tỷ USD - không còn điều hành Amazon và dường như dành nhiều thời gian trong phòng tập gym.
Cuộc ly hôn năm 2019 của ông với MacKenzie Scott được cho là đã khiến ông tiêu tốn 38 tỷ USD, bao gồm 4% cổ phần của Amazon, cộng với việc ông chi tiêu xa hoa, bao gồm 500 triệu USD cho một siêu du thuyền.
Bernard Arnault: 182,9 tỷ USD
Chủ tịch LVMH - Bernard Arnault - là người thứ ba sau Elon Musk và Jeff Bezos từng tích lũy khối tài sản vượt 200 tỷ USD.
Tài sản của Bernard Arnault, người giàu nhất thế giới, lần đầu tiên vượt mốc 200 tỷ USD khi cổ phần trong đế chế hàng xa xỉ LVMH của ông ở Pháp đạt mức cao kỷ lục.
LVMH kiểm soát nhiều thương hiệu uy tín, bao gồm Louis Vuitton và Moet Hennessy, Tiffany & Co, Christian Dior, Fendi, Givenchy, Tag Heuer và Bulgari. Arnault hiện sở hữu 97,5% cổ phiếu của Christian Dior, kiểm soát 41,4% cổ phiếu LVMH.
Nếu Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác bắt đầu tăng trưởng trở lại, ông Arnault có thể giành lại vị trí dẫn đầu, đưa ông trở thành người dẫn đầu trong số cổ phần trị giá 1 nghìn tỷ USD.
Bill Gates: 144 tỷ USD
Người đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates, 68 tuổi, có thể là tỷ phú nghìn tỷ đầu tiên trên thế giới, nhưng dường như ông thích cho đi hơn là kiếm tiền.
Microsoft hiện là công ty lớn nhất thế giới với mức định giá 2,96 nghìn tỷ USD. Giá cổ phiếu đã tăng 293% trong 5 năm qua và tăng 403.830% kể từ khi IPO vào năm 1986.
Ông Gates đã giảm bớt 49% cổ phần ban đầu của mình xuống chỉ còn 1,38%, tương đương 103 triệu cổ phiếu.
Theo một ước tính, trên thực tế ông sẽ trở thành tỷ phú 'nghìn tỷ,' nhưng ngay cả giả thuyết đó cũng đòi hỏi cổ phiếu Microsoft phải tăng giá rất mạnh trong thời gian gần đây. Với mức giá hiện nay là khoảng 404 USD, chúng hiện có giá trị gần 44 tỷ USD. Nếu ông ấy giữ toàn bộ cổ phiếu của mình, vị tỷ phú này sẽ có tài sản trị giá 1,5 nghìn tỷ USD.
Nhà đồng sáng lập Microsoft cũng là chủ đất nông nghiệp lớn nhất nước Mỹ, theo Bảng xếp hạng 100 chủ đất lớn nhất của tạp chí chuyên ngành đất đai Land Report.
Trang trại lớn nhất của Bill Gates tọa lạc tại bắc Louisiana, rộng gần 70.000 mẫu (hơn 28.300 ha) trồng ngô, bông, gạo và đậu nành. Trang trại khoai tây rộng 14.500 mẫu (gần 5.900 ha) của Gates ở bang Washington thu hoạch ít nhất 1.000 tấn khoai tây mỗi ngày để bán cho McDonald.
Cùng với sở hữu đất nông nghiệp, Bill Gates cũng đầu tư vào các công ty sản xuất thịt và sữa thực vật. Ông cũng đang mở rộng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ phân bón tổng hợp. Với các bằng sáng chế về hạt giống, protein và phân bón, Gates ngày càng có vị thế trong ngành nông nghiệp Mỹ.
Mark Zuckerberg: 142 tỷ USD
Chỉ 18 tháng trước, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, 39 tuổi, đã gặp khó khăn khi số lượng người dùng Facebook bị đình trệ và bước đột phá của anh vào metaverse đã phản tác dụng.
Vào tháng 12/2022, công ty mẹ Meta Platforms của Facebook đã phải hứng chịu đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán trong một ngày lớn nhất trong lịch sử, khi mức giảm 26% đã xóa sạch 251,3 tỷ USD giá trị của nó.
Zuckerberg kết thúc năm với mức thu nhập ít hơn 80 tỷ USD và đứng thứ 25 trên bảng xếp hạng tỷ phú của Blommberg, sau khi giá trị tài sản ròng giảm xuống còn 44 tỷ USD.
Không nhiều người mong đợi sự trở lại của Zuckerberg được như thời hoàng kim, nhưng cổ phiếu Meta là cổ phiếu có thành quả tốt thứ hai trong S&P 500 vào năm 2023 sau Nvidia, tăng gần 200%.
Nhiều nhà phân tích cho rằng cổ phiếu công nghệ Mỹ đang được định giá quá cao và Zuckerberg có một yếu tố lợi thế đó là anh chỉ mới 39 tuổi, là tỷ phú trẻ nhất trong top 10 người giàu nhất hành tinh.
Sau cùng,'nghìn tỷ' không dễ như chúng ta nghĩ
Xếp thứ 6 trong Bloomberg Billionaires Index là Steve Ballmer, 67 tuổi, giám đốc điều hành của Microsoft từ năm 2000 đến năm 2014. Khi nghỉ hưu, ông đã mua đội bóng rổ Los Angeles Clippers của NBA với giá 2 tỷ USD. Hiện nay tài sản của ông trị giá 140 tỷ USD.
Vị trí thứ 7 là Larry Page, 50 tuổi, có tài sản trị giá 137 tỷ USD và nổi tiếng với vai trò đồng sáng lập Google với người đứng thứ tám là Sergey Brin, người có tài sản ròng trị giá 129 tỷ USD.
Vị trí thứ 9 thuộc về huyền thoại đầu tư Warren Buffett, 93 tuổi, với tài sản ròng là 128 tỷ USD.
Tỷ phú cuối cùng trong top 10 là Larry Ellison, 79 tuổi, người đồng sáng lập công ty phần mềm Oracle vào năm 1977 và cũng có tài sản trị giá 128 tỷ USD.
Theo Vijay Valecha, giám đốc đầu tư của Century Financial, tỷ phú nghìn tỷ đầu tiên trên thế giới có thể xuất hiện ở Trung Quốc hoặc Ấn Độ, nơi có lần lượt có tới 500 và 170 tỷ phú.
Doanh nhân tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani, chủ tịch Reliance Industries, đã gia nhập câu lạc bộ trị giá 100 tỷ USD của Bloomberg vào tháng 1 và là người giàu thứ 12 thế giới với khối tài sản 101 tỷ USD. Gautam Adani, người sáng lập Tập đoàn Adani, là người giàu thứ 14 với tài sản ròng là 91,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, ông Valecha cho rằng các tỷ phú Mỹ có lợi thế hơn trong cuộc đua đạt tới giá trị tài sản ròng 1 nghìn tỷ USD.
Ông nói: "Các tỷ phú châu Á tập trung vào nội địa hơn và chủ yếu gắn liền với chu kỳ kinh tế của đất nước họ, trong khi những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ lại có vai trò toàn cầu".
Đề xuất cuối cùng của ông là một ẩn số, người sáng lập Bitcoin Satoshi Nakamoto, người được cho là nắm giữ 1,1 triệu Bitcoin. "Nếu Bitcoin đạt 909.000 USD, anh ấy có thể là tỷ phú nghìn tỷ đầu tiên của chúng ta", Valecha nói.
Cuối cùng là các yếu tố kinh tế vĩ mô. Tình hình tài chính của nhiều chính phủ trên thế giới tiềm ẩn nhiều trở ngại hơn nữa. Ở hầu hết các quốc gia giàu có hơn, cả nợ và những mức thâm hụt tài chính đều rất cao và dân số nói chung đang già đi.
Những áp lực tài chính đó có thể dẫn đến thuế cao hơn, và sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một số khoản tăng thuế rơi vào những người rất giàu.
Dù sao đi nữa, không có một ai đó cụ thể dường như có thể trở thành tỷ phú 'nghìn tỷ' trong thập kỷ tới. Sau cùng nếu điều đó sẽ xảy ra, một phần lớn tài sản sẽ thuộc về Cục Dự trữ Liên bang, chứ không nhất thiết thuộc về người kiếm được tiền.
(Nguồn: Thenational news/Bloomberg)