Nếu tiết kiệm tiền chỉ đơn giản là việc kiếm thật nhiều, tiêu thật ít, thì có lẽ chẳng ai trong chúng ta còn phải đau đầu tìm cách cải thiện tỷ lệ tiết kiệm mỗi tháng nữa. Đành rằng, chi phải ít hơn thu mới dư dả được, nhưng vấn đề chính là: Thu nhập có nhiêu đó thôi, nhưng nhu cầu chi tiêu thì cứ chen nhau “xếp hàng”, không cắt bỏ khoản nào được.
Thu nhập không thấp vẫn không tiết kiệm nổi, chẳng có điều gì vô lý ở đây!
Có rất nhiều lý do để một người không thể tiết kiệm được tiền, dù thu nhập cao. Có lý do không chính đáng, như việc mua sắm quá lắm chẳng hạn. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những lý do rất hợp tình, hợp lý cho việc “không dư đồng nào”.
Dưới đây là những ví dụ điển hình.
Một người mẹ đơn thân, đang phải đi thuê nhà và đang phải trả nợ, nên dù thu nhập 40 triệu/tháng, việc tiết kiệm cũng không mấy dễ dàng.
Mẹ đơn thân không tiết kiệm được đồng nào dù thu nhập 40 triệu/tháng, nhưng nhìn bảng chi tiêu này, có lẽ chẳng ai dám trách việc cô không thể tiết kiệm tiền |
Thậm chí có người còn cho rằng với tình hình chi tiêu, trả nợ như trên, 40 triệu sợ còn thiếu, chứ đủ để trang trải cuộc sống là quá giỏi. Cũng không ai khuyên cô nên cắt giảm chi tiêu, vì như vậy đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống của 3 mẹ con sẽ giảm đi ít nhiều.
Hay như câu chuyện của cô nàng độc thân thu nhập 30-35 triệu mỗi tháng này, việc không thể tiết kiệm lại khiến mọi người vừa thấy thương, vừa thấy đồng cảm. Không tiết kiệm nổi, chẳng phải do ăn chơi hay chi tiêu vung tay quá trán, mà vì đang hỗ trợ bố mẹ trả lãi vay ngân hàng mỗi tháng.
Chưa lập gia đình, mỗi tháng kiếm 30-35 triệu nhưng vẫn không dư dả, thậm chí còn không dám nghĩ tới chuyện kết hôn, sinh con… |
Bản thân kiếm được tiền, lại chưa vướng bận chuyện con cái, chưa có nhiều áp lực tài chính, trong khi đó, bố mẹ đang gánh nợ. Tiết kiệm đương nhiên cũng quan trọng, nhưng trong hoàn cảnh như của cô gái này, có mấy người làm con chọn việc tập trung tiết kiệm mà không đỡ đần bố mẹ?
Vậy đấy, không thiếu những lý do chính đáng để lý giải cho việc một người chưa thể tiết kiệm tiền, dù thu nhập của họ rõ ràng là không thấp. Giải pháp tốt nhất cho những trường hợp như thế này, có lẽ, chỉ có thể là tìm cách tăng thu nhập.
2 điều cần làm để đa dạng hóa thu nhập
Trong bối cảnh hiện tại, chuyện tìm thêm việc, tăng thêm nguồn tiền vào hàng tháng, cũng cần thời gian, không thể một sớm một chiều mà có luôn được “job ngon, lương tốt”. Dẫu vậy, việc gì cũng có cách. Làm được 2 điều dưới đây, mục tiêu đa dạng hóa thu nhập sẽ không còn xa vời.
1 - Xây dựng thương hiệu cá nhân
Công tâm mà nói, bản chất của việc đi làm và nhận lương hàng tháng cũng không khác gì việc chúng ta mua bán, mà mặt hàng ở đây chính là sức lao động, và người bán hàng không ai khác, là chính chúng ta. Vậy câu hỏi đặt ra chính là: Người mua - Ở đây là doanh nghiệp, là người làm chủ, sẽ nhận được gì?Nghĩ theo hướng ấy, bạn sẽ hiểu xây dựng thương hiệu cá nhân có lợi thế nào trong việc thực hiện mục tiêu đa dạng hóa thu nhập.
Ảnh minh họa |
Đương nhiên, xây dựng thương hiệu cá nhân không phải là chìa khóa vạn năng giúp bạn săn job nào, trúng job ấy, mà không cần trải qua vòng phỏng vấn hay thử việc. Nhưng thương hiệu cá nhân tốt, khả năng tiếp cận được nguồn việc làm tốt, chất lượng; khả năng đậu phỏng vấn, vào vòng thử việc cũng sẽ tăng lên. Chưa kể, xây dựng thương hiệu cá nhân tốt, có khi công việc, nhà tuyển dụng còn tự tìm mình, nên chẳng tội gì không làm, nhất là khi bạn đã có kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi.
2 - Không ngừng học hỏi, phát triển kỹ năng nghiệp vụ
Thoạt nghe, đây có vẻ là lời khuyên sáo rỗng, vô thưởng vô phạt, là điều ai cũng biết cả rồi. Nhưng thử tưởng tượng thế này: Kỹ năng lẫn kinh nghiệm làm việc của bạn đang ở mức 10/10, bạn thấy một bài đăng tuyển dụng mà yêu cầu vừa khít với những gì bạn có, nhưng lại thêm yếu tố “Ielts 6.5 trở lên”. Trong khi đó, kỹ năng đọc hiểu, giao tiếp bằng tiếng Anh của bạn chỉ ở mức “mầm non”, chứ chưa nói tới chuyện có chứng chỉ Ielts.
Vậy có tiếc không? Đương nhiên là có rồi! Nhưng lúc ấy mới lật đật đi học, đi ôn thi, chắc chắn là không kịp.
Việc không ngừng học hỏi, phát triển bản thân cũng như kỹ năng nghiệp vụ trở nên quan trọng; là việc phải làm ngay, vì lẽ đó.
Hóa ra những người “nghiện tiết kiệm” đều có 3 điểm chung này, càng ngẫm càng thấm thía: Có tiền mới có sự tự do, tự tại
Cuộc sống của những người đam mê tiết kiệm tiền sẽ như thế nào nhỉ?