Thu nhập 80 triệu/tháng, ăn 1 triệu/ ngày, không tiết kiệm nổi: Hoá ra vì 1 sai lầm mà tiền không ngừng “bốc hơi”

Dù còn độc thân, thu nhập cũng khá cao nhưng cô gái này cho biết bản thân vẫn chẳng tiết kiệm được đồng nào.

Thu nhập cao chưa chắc đã tiết kiệm được nhiều, ngược lại, thu nhập “bình bình” mà biết quản lý tài chính và quản lý chi tiêu, có khi lại tiết kiệm được khối. Câu chuyện của cô nàng độc thân dưới đây chính là bằng chứng cho lời khẳng định này.

Còn độc thân, mỗi tháng kiếm 80 triệu, vẫn không tiết kiệm nổi vì một lỗi sai “chí mạng”

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, tâm sự của một cô gái về vấn đề chi tiêu, tiết kiệm đang thu hút được sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Nguyên văn chia sẻ của cô gái độc thân 28 tuổi
Nguyên văn chia sẻ của cô gái độc thân 28 tuổi

Với mức thu nhập tối thiểu 80 triệu/tháng, cô chi tiêu như sau:

- Tiền ăn: 30.000.000đ/tháng

- Chăm sóc sắc đẹp, đầu tư cho ngoại hình (mua mỹ phẩm, tiêm meso, đi gội đầu và làm nail, mua quần áo/giày dép): 18.150.000đ/tháng

- Nuôi thú cưng: 3.000.000đ/tháng

- Điện, nước: 3.900.000đ/tháng (do nhà có nhiều thiết bị thông minh)

- Phí dịch vụ: 2.600.000đ/tháng (do ở khu đắt đỏ)

- Biếu ông bà, bố mẹ: 10.000.000 - 15.000.000đ/tháng

- Hiếu hỷ, tiệc tùng, quà cáp: 10.000.000đ/tháng

Vậy là trung bình, tổng các khoản chi của cô dao động trong khoảng 77.650.000đ - 82.650.000đ. Cô chia sẻ cách chi tiêu của bản thân với mong muốn sẽ nhận được sự tư vấn, góp ý của những người có gia đình, có kinh nghiệm tiết kiệm để khắc phục tình trạng “không để được đồng nào”.

Trong phần bình luận của bài đăng, ngoài những comment ngưỡng mộ cô gái này vì có mức thu nhập cao, phần lớn mọi người đều đồng tình: Muốn có tiền tiết kiệm nhưng lại không có động lực tiết kiệm, không biết mình tiết kiệm để làm gì, thì quả thực rất khó, thu nhập 80 triệu hay 180 triệu cũng sẽ hết thôi.

“Vấn đề ở đây không phải là bạn không có tiền tiết kiệm, mà là bạn có suy nghĩ còn thì cứ xài, cho nên dù bạn có lương 100 triệu thì cũng vậy thôi, không có dư nổi đâu”
“Vấn đề ở đây không phải là bạn không có tiền tiết kiệm, mà là bạn có suy nghĩ còn thì cứ xài, cho nên dù bạn có lương 100 triệu thì cũng vậy thôi, không có dư nổi đâu”
Comment nửa đùa nửa thật, nhưng mà cũng đúng ha?
Comment nửa đùa nửa thật, nhưng mà cũng đúng ha?
“Hưởng thụ thành quả mình làm ra là chính đáng nhưng nên có giới hạn”
“Hưởng thụ thành quả mình làm ra là chính đáng nhưng nên có giới hạn”

Công tâm mà nói, 28 tuổi mà kiếm được 80 triệu/tháng, cô gái này cũng rất giỏi chứ không phải đùa. Việc cô biếu tiền ông bà, bố mẹ và đầu tư cho bản thân, chi tiêu mà không sinh nợ nần cũng là điều rất đáng hoan nghênh. 

Duy chỉ có một vấn đề mà cô chưa làm rõ, chưa tự trả lời được nên thành ra hoang mang với mục tiêu tiết kiệm: “Mình tiết kiệm để làm gì?”.

2 câu hỏi giúp bạn tìm được động lực để tiết kiệm

Nếu cũng đang trong tình cảnh tương tự như cô gái trong câu chuyện phía trên: Thu nhập ổn, muốn tiết kiệm nhưng lại mơ hồ với mục đích tiết kiệm; hãy tự hỏi bản thân 2 điều dưới đây để tiếp thêm động lực cho chính mình trên hành trình chắt chiu.

1 - Nếu mất thu nhập, ốm đau, người thân gặp biến cố, mình có tiền để tự lo cho bản thân hoặc giúp đỡ người thân không?

Thoạt nghe, những viễn cảnh này có vẻ đều tiêu cực quá, chúng ta chẳng ai mong muốn những điều ấy sẽ xảy ra. Tuy nhiên, nghĩ về những kịch bản tệ nhất để chuẩn bị tiền bạc, tài chính vẫn là việc cần thiết, đặc biệt là với những người đang ngấp nghé trước ngưỡng cửa 30. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bố mẹ rồi sẽ già, chúng ta cũng có thể ốm đau, thất nghiệp, giảm thu nhập bất cứ lúc nào. Thế nên, dự phòng tiền bạc cho những lúc như vậy chưa bao giờ là việc thừa thãi vì tiền bạc có thể không giải quyết được tất cả mọi khó khăn, bế tắc trong đời; nhưng không có tiền, thì chắc chắn, những khó khăn, bế tắc ấy sẽ nhân lên bội phần.

2 - Cảm giác sẽ ra sao nếu trong tay có vàng, có sổ đỏ?

Chi tiền chăm sóc sắc đẹp, đầu tư cho ngoại hình đều là mong muốn chính đáng của tất cả mọi người, không riêng gì phụ nữ. Tuy nhiên, hãy thử tưởng tượng 2 kịch bản thế này.

- Có bao nhiêu tiền cũng dồn hết vào mỹ phẩm, son phấn, quần áo, dày dép, tủ đồ ở nhà không khác gì shop thời trang

- Tiết chế lại việc mua sắm các sản phẩm chăm sóc ngoại hình, dành một phần tiền đó để mua vàng hoặc gom lại mua đất. Sau khoảng vài năm, tủ đồ ở nhà có thể cũng bình thường thôi, nhưng đổi lại, mình sẽ có vài cây vàng, thậm chí vài cuốn sổ đỏ luôn.

Bạn muốn tương lai của mình sẽ giống kịch bản số 1, hay kịch bản số 2? Trả lời được câu hỏi này là sẽ tìm được động lực tiết kiệm thôi!

Ngọc Linh

Vợ chồng lương 17 triệu có con 1 tuổi: Mỗi tháng mua 1 chỉ vàng, vẫn tiết kiệm được thêm 3-4 triệu, tiền ăn cả tháng hết đúng 2 triệu!

Vợ chồng lương 17 triệu có con 1 tuổi: Mỗi tháng mua 1 chỉ vàng, vẫn tiết kiệm được thêm 3-4 triệu, tiền ăn cả tháng hết đúng 2 triệu!

Cách chi tiêu, tiết kiệm của gia đình này thực sự quá đáng nể đến mức… khó tin và đang gây tranh cãi.