Bảng chi tiêu đáng nể của cô bạn kiếm 20 triệu/tháng, tiết kiệm được hơn một nửa, dư tiền đem đi mua vàng

Cô bạn đang dự định dùng tiền tiết kiệm để mua vàng.

Mới đây, trong một hội nhóm về quản lý tài chính và đầu tư, một cô bạn 25 tuổi khiến nhiều người nể vì cách chi tiêu tiết kiệm với mức lương khoảng 20 triệu/tháng. Cô bạn này chính là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói: Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

Với mức lương 20 triệu/tháng, cô không chỉ tự lo được cho bản thân mà còn gửi tiền cho bố mẹ và tích lũy được tiền tính dùng để mua vàng. Cụ thể cô bạn này đã làm thế nào?

Bài đăng của cô bạn nhận được nhiều quan tâm
Bài đăng của cô bạn nhận được nhiều quan tâm

Bảng chi tiêu trung bình hàng tháng của cô như sau:

- Biếu mẹ: 4 triệu.

- Thanh toán tiền điện, mua đồ linh tinh cho gia đình: 6 triệu.

- Tiết kiệm: Số tiền còn lại.

Hiện tại, cô bạn đang có khoảng 100 triệu tiền tiết kiệm, Cô bạn đang gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, nhưng đang phân vân để chuyển sang mua vàng.

Đọc lời tâm sự của cô bạn, nhiều người dành lời khen cho cách chi tiêu khéo léo của cô. Đồng thời, họ cũng gửi dành những lời khuyên cho cô về cách chọn hình thức đầu tư và quản lý tài chính hàng ngày.

Một số bình luận bên dưới bài đăng:

- “Theo mình, bạn nên đầu tư vào bản thân để phát triển thêm như ngoại ngữ, hoặc rèn luyện và học nâng cao kỹ năng chuyên môn để tăng thêm thu nhập”.

- “Theo mình, thời đại nào cũng có cơ hội, nắm bắt hay không là năng lực nhận định của mỗi người.

Đầu tư lúc nào cũng được, đừng sợ bị bỏ lỡ, quan trọng là tự bản thân đánh giá được cơ hội/rủi ro rồi quyết định chứ không phải nghe theo lời xúi dục của bất kỳ ai, dù có là "chuyên gia". Vì bản chất lời khuyên xuất phát từ bối cảnh và góc nhìn riêng của họ, không phải bạn.

Đất giá rẻ khi mình còn nhỏ, vàng giá rẻ khi mình mới lớn, đất sốt tập tiếp theo khi mình chênh vênh cù bơ cù bất, giai đoạn kế là lao đầu làm việc, sau gặp cơ hội năm 32 tuổi đến năm 35 tuổi tự do tài chính. Xưa cảm thấy bất lực vì nhiều chuyện thấy mà không làm được, giờ đủ bình thản để chờ và thẩm định cơ hội đến một cách lặng lẽ.

Một vấn đề quan trọng nữa là phải hiểu món đầu tư của mình, luôn nắm được trạng thái của nó. Ý thức được những rủi ro và có phương án dự phòng phù hợp, đừng tê cứng người không biết làm gì khi chuyện không may xảy ra, lên phương án để ứng phó trong càng nhiều tình huống càng tốt.

Đại khái là vậy, khi đủ mọi thứ, con đường tự mở ra trước mắt. Tự đánh giá bản thân mình có thấy chín mùi để đầu tư hay chưa, chứ nếu lương cao nhờ may mắn thì bản thân chưa tích lũy năng lực để đầu tư, lúc đó chỉ có mất mát”.

- “Muốn an toàn ổn định thì bạn gửi ngân hàng, muốn tích lũy lâu dài thì mua vàng, có kiến thức kinh tế thì đầu tư chứng chỉ quỹ”.

- “Vàng không còn nhiều dư địa tăng nên bạn mua ít thôi. Bạn nên chia ra mua chứng khoán và gửi tiết kiệm. Nếu không có kinh nghiệm chứng khoán thì mua chứng chỉ quỹ thì lợi nhuận trung bình năm cũng đc 2-30%”.

- “Nếu là mình với mức thu nhập ấy thì 100 triệu hiện tại chia ra 1/3 mua vàng (bên Doji mình thấy có mua online và để đó luôn lúc nào bán cũng bán online, không cần lo chỗ cất); 1/3 thì gửi tiết kiệm dài hạn và 1/3 còn lại gửi tiết kiệm ngắn hạn (phòng khi cần việc gấp). 

Hàng tháng tiếp theo tiết kiệm được 10-11 triệu/tháng thì cũng chia ra như vậy. 3-4  triệu cũng mua đc 0,5 chỉ vàng. Tiền chưa nhiều và kinh nghiệm đầu tư chưa nhiều thì nên như vậy!”.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Học được gì từ cách quản lý tài chính của cô bạn này?

1. Nỗ lực tiết kiệm tiền

Với nhiều người, tiết kiệm đến 1/2  thu nhập hàng tháng không phải chuyện dễ dàng, nhưng cô bạn này đã làm được. Điều làm nên sự khác biệt ở đây chính là nguyên tắc “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm". Cô bạn cho hay: “không hay đi chơi, ăn uống hay mua sắm quần áo, mỹ phẩm gì nhiều ạ" nên với mức thu nhập còn lại sau khi trừ đi phần tiết kiệm thì vẫn đủ chi tiêu.

Nhiều người chịu khó “tích tiểu thành đại" thì luôn biết co kéo để sống tốt với một khoản tiền nhất định. Càng nỗ lực học tiết kiệm càng sớm thì kể cả đang có mức thu nhập không cao, bạn cũng có một khoản tích luỹ phòng ngừa. Đến lúc có thu nhập cao thì tăng dần số tiền tiết kiệm, đồng thời hạn chế rơi vào cái bẫy lạm phát lối sống.

2. Quan tâm đến đầu tư từ sớm

Xây dựng khoản tiền tích lũy từ thu nhập hàng tháng là điều tốt. Tuy nhiên bước tiếp theo bạn nên tìm cách để “tiền đẻ ra tiền" từ chúng. Bởi nếu cứ để tiền nằm im một chỗ thì sẽ không thắng nổi tốc độ của lạm phát.

Đầu tư càng sớm, nguồn vốn của bạn càng có khả năng sinh lời tốt hơn, nhờ sức mạnh của lãi kép trong thời gian dài. Nếu bắt đầu sớm, bạn sẽ có thể thu về khoản lợi nhuận không hề nhỏ, đồng thời hiểu rõ hơn về các hình thức đầu tư. Đầu tư để tiền sinh ra tiền giúp bạn có thêm khoản nhàn rỗi bên cạnh tiền lương hàng tháng. Nó đồng nghĩa với việc bạn sẽ sớm đạt được tự do tài chính.

Nguyệt

3 tháng nữa hết năm vẫn không tiết kiệm được đồng nào

3 tháng nữa hết năm vẫn không tiết kiệm được đồng nào

Tiền nong luôn là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ đau đầu.