Cậu bé tên Thắng Đại và ý nghĩa nhân đôi trong ngày sinh 30.4

Không chỉ được sinh đúng vào ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4), Thắng Đại còn là kết quả của quá trình nỗ lực của bố mẹ trong sự kiên trì và nuôi dưỡng niềm hy vọng.

Chị Nguyễn Thị Hường (sinh năm 1992, quê ở Hải Dương) và anh Nguyễn Mạnh Thắng (sinh năm 1989) nên duyên vợ chồng vào năm 2012. Sau 1 năm chờ đợi không thấy tin vui, anh chị quyết định đến bệnh viện để khám thì được bác sĩ kết luận chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) chỉ còn 0.01. Đây là cú sốc lớn đối với anh chị vì chỉ số AMH quá thấp, có thể đóng lại mong mỏi làm mẹ của người phụ nữ.

 Bé Nguyễn Ánh Dương, con gái đầu của chị Hường và anh Thắng
 Bé Nguyễn Ánh Dương, con gái đầu của chị Hường và anh Thắng

Ngoài ra, chị còn phát hiện mình bị tắc một bên vòi trứng, chính vì vậy việc có thai tự nhiên rất khó. Bác sĩ khuyên anh chị nên thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như: bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Gia đình chị Hường đã kiên trì suốt 3 năm, chị trải qua ca phẫu thuật thông vòi trứng và 5 lần bơm IUI nhưng mọi nỗ lực vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi. Những ngày tháng ấy, nước mắt nhiều hơn nụ cười, nhưng anh chị chưa từng nghĩ đến việc bỏ cuộc.

Anh Thắng, chị Hường đều là công nhân, cuộc sống không mấy dư dả, không chỉ chịu áp lực kinh tế mà những lời bàn tán xung quanh cũng không làm anh chị nao núng. Giữa bao sóng gió, anh Thắng luôn là chỗ dựa vững chắc cho chị Hường. “Anh động viên mình mỗi ngày, hướng mình đến những điều tích cực. Nhờ có anh, mình thêm vững tin bước tiếp trên con đường tìm kiếm con thơ”, chị Hường tâm sự.

Năm 2018, anh chị tới khám tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Trong lần thăm khám đầu tiên, BSCKI Phạm Văn Hưởng – Phó Giám đốc chuyên môn là người khám trực tiếp đã trăn trở với trường hợp của chị Hường. Bác sĩ vừa động viên vừa đưa ra những tư vấn, phác đồ chi tiết giúp gia đình hiểu về quá trình IVF.

Sau những tháng ngày chờ đợi là chuỗi ngày hồi hộp, bởi không phải chu kỳ nào chị cũng có nang trứng, có tháng không được nang nào, có tháng chỉ được một nang. Nhưng cuối cùng, phép màu cũng xuất hiện. Với hai nang trứng nhỏ bé, anh chị đã có được hai phôi ngày 3.

Sau khi chuyển phôi, 2 vợ chồng chị Hường lại tiếp tục những ngày chờ đợi với trái tim luôn thấp thỏm, hồi hộp. Đến ngày xét nghiệm, khoảnh khắc nhìn thấy kết quả tốt, cả hai vợ chồng ôm nhau òa khóc. 6 năm mong mỏi, anh chị đã chạm tay vào giấc mơ làm cha mẹ.

Bé Nguyễn Thắng Đại, sinh đúng ngày 30.4.2024 - kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Bé Nguyễn Thắng Đại, sinh đúng ngày 30.4.2024 - kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong suốt thai kỳ, ngoài sự chăm sóc chu đáo từ gia đình, chị Hường luôn cảm nhận được sự quan tâm của các y bác sĩ. “May mắn mình có một thai kỳ khỏe mạnh nên không phải đến viện thường xuyên. Tuy nhiên, mỗi lần nhận được cuộc gọi hỏi thăm từ bệnh viện, mình đều thấy rất ấm áp. Đặc biệt, càng ấm áp hơn là chương trình Tuần Lễ Vàng tổ chức hàng năm giúp giảm bớt gánh nặng chi phí và mang lại cơ hội chào đón con yêu cho nhiều gia đình khó khăn”.

Ngày 17.3.2019, giây phút cô con gái nhỏ Nguyễn Ánh Dương chào đời đã xóa tan mọi gian nan, khó khăn trong quá khứ. Bé Ánh Dương, cái tên như chính ý nghĩa mà anh chị muốn gửi gắm, con là thiên thần mang đến ánh sáng và hy vọng cho tổ ấm nhỏ.

Năm 2023, khi Ánh Dương đã lớn, anh chị quyết định quay lại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để tiếp tục hành trình đón thêm thành viên mới. Lần này, bác sĩ Đào Văn Kiên, chuyên khoa Hỗ trợ sinh sản là người trực tiếp thăm khám cho vợ chồng chị. Dù chỉ số AMH của chị Hường không khả quan hơn lần trước, nhưng với niềm tin vào đội ngũ bác sĩ của bệnh viện, anh chị không ngại thử thêm một lần nữa, mong kỳ tích xuất hiện.

Và sau nhiều nỗ lực, điều kỳ diệu xảy ra, hạnh phúc lại mỉm cười với gia đình khi chị Hường đón nhận tin vui mang thai lần thứ 2. Đây là món quà trọn vẹn từ sự yêu thương, kiên trì không từ bỏ.

Sau thai kỳ thuận lợi, đúng ngày 30.4.2024 – kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, them 1 cậu bé cất tiếng khóc chào đời và được đặt tên là Nguyễn Thắng Đại. Trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy, gia đình anh Thắng, chị Hường không chỉ cảm nhận được niềm hạnh phúc riêng mà còn được hòa chung niềm vui của cả dân tộc.

Hiện tại, bé lớn Ánh Dương đã 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1, còn bé Thắng Đại sắp tròn 1 tuổi. Nhìn lại hành trình 6 năm, anh chị không giấu được sự xúc động. 6 năm mong chờ một điều kỳ diệu, chính niềm tin, sự kiên nhẫn và đồng lòng đã giúp gia đình chị Hường vượt qua tất cả.

Chị Hường bên con gái Nguyễn Ánh Dương
Chị Hường bên con gái Nguyễn Ánh Dương

Câu chuyện của anh Thắng, chị Hường không chỉ dừng lại ở một kết thúc viên mãn mà còn lan tỏa, tiếp thêm động lực cho nhiều cặp vợ chồng khác đang trên hành trình tìm kiếm con yêu. Anh chị đã gửi thông điệp đến các ba mẹ mong con, dù khó khăn đến đâu, chỉ cần không từ bỏ, phép màu vẫn luôn chờ ở phía trước.

Box:

Từ ngày 12- 25.5.2025, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội triển khai chương trình “Tuần Lễ Vàng - Ươm mầm hạnh phúc 2025” với chủ đề “Cơ hội vàng cho giấc mơ tìm con yêu”. Theo đó, Bệnh viện miễn phí khám tư vấn, siêu âm, xét nghiệm tinh dịch đồ, chụp tử cung - vòi trứng; giảm 20% chi phí xét nghiệm cận lâm sàng; tặng phiếu hỗ trợ 5 triệu đồng khi thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm. Đặc biệt giảm 50% chi phí kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (chọc trứng, tạo phôi, nuôi phôi đến ngày 3), áp dụng cho cặp vợ chồng đã từng thực hiện IVF nhưng thất bại (đã hết phôi và chưa có con trong chu kỳ IVF gần nhất).

Ngoài ra, 10 cặp vợ chồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên cả nước sẽ được miễn phí 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thông qua hình thức xét duyệt hồ sơ. Thời gian nhận hồ sơ xét duyệt từ 25.4.2025 – 25.5.2025.

Kim Thư

Kỹ thuật CAPA-IVM - thụ tinh trong ống nghiệm không kích thích buồng trứng: Cuộc cách mạng trong điều trị hiếm muộn

Kỹ thuật CAPA-IVM - thụ tinh trong ống nghiệm không kích thích buồng trứng: Cuộc cách mạng trong điều trị hiếm muộn

Đây là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm không cần kích thích buồng trứng do IVF Mỹ Đức tiên phong phát triển.

Đọc nhiều nhất