1. Mua nhiều trái cây tích trữ trong nhà
Tôi là một người yêu trái cây. Tôi thích mua nhiều trái cây tích trữ trong nhà khi chúng được giảm giá. Nhưng trái cây không giống như các loại thực phẩm khác vì chúng dễ hỏng chỉ sau một thời gian rất ngắn. Để tiết kiệm tiền, tôi cắt đi phần hỏng của trái cây và ăn phần còn lại. Nhưng tôi không biết rằng, chỉ cần một phần hỏng thì ăn phần còn lại của trái cây cũng có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Kết quả là tôi đã phải vào bệnh viện và trả rất nhiều tiền cho bài học này.
2. Mua quần áo giá rẻ, kém chất lượng
Tôi không khuyến khích mọi người mua quần áo xa xỉ vì chúng quá đắt. Nhưng chí ít là bạn không nên mua quần áo giá chỉ vài chục ngàn đồng vì chúng quá kém chất lượng. Sau một thời gian ngắn sử dụng, quần áo dễ bị biến dạng, phồng lên, gặp tình trạng xơ và phai màu chỉ sau 2-3 lần sử dụng.
Ảnh minh hoạ |
3. Tắt điều hòa sau thời gian ngắn sử dụng
Tôi thấy nhiều người lớn tuổi thường bật điều hòa một lúc, đợi trong phòng mát lên thì tắt đi. Cách này sẽ tiết kiệm nếu như bạn hoàn toàn tắt điều hòa ngay sau đó.
Tuy nhiên, nếu bạn cứ bật rồi tắt liên tục điều hòa nhiều lần như vậy thì kết quả lại hoàn toàn trái ngược. Vì hành động này sẽ làm cho nhiệt độ trong phòng không ổn định dẫn đến khiến điều hòa phải hoạt động nhiều hơn sau khi bạn bật lại chúng. Cũng vì thế, hạn chế tắt bật điều hòa nhiều lần cũng là cách tốt giúp bạn tiết kiệm tiền.
4. Mua đồ điện tử cũ
Tôi thực sự khuyên bạn không nên mua đồ điện cũ. Vì chúng dễ hỏng, tuổi thọ không cao, có kiểu dáng lỗi thời, mà còn không có chế độ bảo hành. Như thế sau khi chúng bị hỏng, bạn sẽ phải mua cái mới thay thế, từ đó gây lãng phí rất nhiều tiền.
5. Mua thêm đồ để nhận mã giảm giá
Bạn có từng mắc sai lầm như tôi không, khi đi siêu thị, tôi đã mua thêm 2-3 món đồ không nằm trong kế hoạch ban đầu chỉ để đủ giỏ hàng nhận phiếu giảm giá. Hay khi mua hàng online, tôi cũng chi tiêu quá tay cho những món đồ không cần thiết để nhận được mã freeship (miễn phí vận chuyển). Hoặc có lần đi ăn cùng bạn bè, vì muốn được phiếu giảm giá của nhà hàng mà chúng tôi đã đặt rất nhiều món. Cuối cùng, chúng tôi không ăn hết và ngậm ngùi nhìn đống đồ ăn bỏ dở.
Chúng đều là những hành vi tiết kiệm nhưng lại khiến chúng ta tốn tiền hơn dự định. Có một bản kế hoạch khi mua sắm và cố gắng tuân thủ chúng là cách duy nhất giúp chúng ta không bị lôi cuốn bởi những lời dẫn dụ từ phía nhà bán hàng.
Ảnh minh hoạ |
6. Tiết kiệm số tiền nhỏ rồi đánh mất số tiền lớn
Có một lần chồng tôi đi mua hàng, vì không nỡ mất tiền gửi xe nên đã đi loanh quanh để tìm chỗ trống. Sau khi vừa tấp vào lề đường, anh chưa kịp vui mừng thì phát hiện mình đã bị mất tiền phạt đỗ xe.
Một đồng nghiệp của tôi sống ở tầng 2. Một lần anh đi ra ngoài nhưng quên đem theo chìa khóa. Thay vì nhờ thợ đánh cho chìa khóa thì anh chọn cách tự nhảy vào nhà bằng cửa sổ của hàng xóm. Cuối cùng anh ngã gãy chân, nằm trong viện để điều trị.
Một buổi tối, tôi nghe tin giá xăng ngày mai sẽ tăng. Do đó, để tiết kiệm tiền, tôi đã chạy đi mua xăng ngay trong đêm. Nhưng tôi không ngờ rằng các trạm xăng ở gần nhà đều hết xăng. Thế là tôi phải đi hàng chục cây số chỉ để đổ xăng, khiến bản thân không những vừa mất tiền mà còn tốn kém thời gian.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn muốn tiết kiệm từng khoản chi tiêu nhỏ nhất. Nhưng tiết kiệm không đúng cách đúng chỗ, chúng không chỉ khiến bạn mất nhiều tiền hơn mà còn lấy đi thời gian và sức lực. Suy cho cùng, dù muốn tiết kiệm thì bạn cũng nên suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Đừng vì muốn tiết kiệm số tiền nhỏ mà đem lại rắc rối cho bản thân và đánh mất cả cục tiền to.
Có sổ tiết kiệm 1,7 tỷ đồng, lương tháng gần trăm triệu nhưng vẫn không dám sống thoải mái
Không phải cứ lương cao, cứ dư dả tiền bạc là có thể thảnh thơi sống không cần lo nghĩ gì…